1. Khảo sát hiện trạng công trình
Trước khi bắt đầu quá trình cải tạo, việc khảo sát kỹ lưỡng hệ móng, dầm và hiện trạng công trình là rất quan trọng. Điều này giúp bạn đưa ra phương án cải tạo phù hợp nhất, đảm bảo không gian trong nhà hợp lý, thông thoáng và đón được nhiều ánh sáng tự nhiên.
2. Xem xét kết cấu hiện trạng
Những ngôi nhà hai tầng cũ thường được xây dựng theo phong cách xưa cũ, kiểu dáng và thẩm mỹ đã lỗi thời. Để cải tạo lại ngôi nhà sao cho mới mẻ và hiện đại, bạn có thể áp dụng một số giải pháp như:
Róc tường vữa, trát sơn lại.
Làm lại nền nhà, trần nhà.
Sơn lại màu tường, lát gạch mới.
Xây thêm tầng nếu diện tích hẹp để tăng không gian sử dụng.
3. Xử lý các vấn đề hỏng hóc
Các vấn đề như võng sàn, nứt tường, nhà ẩm mốc, thấm dột cần được xử lý kịp thời để đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ cho ngôi nhà. Một vài cách xử lý hiện tượng xấu cho nhà cũ bao gồm:
Phá dỡ những bức tường xây sai quy định, cấy dầm lên sàn cũ để xử lý võng sàn.
Sửa lại các mạch vữa chân tường, trát lại bằng xi măng mác cao, xây vát góc để tránh đọng nước.
Bóc bỏ lớp vữa trát cũ, trát lại bằng vữa xi măng mác cao, sơn thêm lớp sơn chống thấm ở chân tường.
4. Dự trù kinh phí phát sinh
Trong quá trình cải tạo, chi phí phát sinh là điều không thể tránh khỏi. Do đó, bạn cần dự trù kinh phí thật cẩn thận, chuẩn bị chi