Là một kiến trúc sư thì yêu cầu về khả năng thiết kế và nhìn nhận là không thể thiếu được. Biết cách bố trí công năng cũng như nội thất hợp lý với nhu cầu của gia chủ cần được chỉnh chu và có tính thẩm mỹ cao. Vì vậy kiến trúc sư phải hiểu rõ và nắm vững 8 kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất cho người mới bắt đầu.
Kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất đầu tiên: Tìm hiểu bản vẽ thiết kế sơ đồ nhà ở
Kiến thức cơ bản vẽ thiết kế nội thất mà kiến trúc sư cần tìm hiểu chính là bản vẽ thiết kế sơ đồ nhà ở. Mỗi công ty thiết kế sẽ có cách vẽ sơ đồ nhà ở khác nhau.
Hồ sơ kiến trúc cơ bản gồm:
-
Mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng
-
Phối cảnh công trình
-
Các vật liệu, thi công nội thất, ngoại thất
-
Các chi tiết kiến trúc
-
Chi tiết trong từng không gian
-
Mặt bằng bài trí nội thất, sàn lát và trần nhà
Kiến thức cơ bản vẽ thiết kế nội thất gồm 3 định nghĩa:
-
Bản vẽ mặt bằng: Hình nằm trên mặt phẳng cắt ngang của công trình. Để người xem có thể hình dung được các chi tiết trong không gian. Mỗi tầng, mỗi mặt phẳng sẽ có 1 mặt bằng riêng, thể hiện được kích thước, bố trí nội thất và các chi tiết cửa.
-
Bản vẽ mặt đứng: Là hình chiếu vuông góc lên mặt phẳng đứng. Nhằm thể hiện được kích thước, tỷ lệ, hình dáng, bài trí và bố cục chung của toàn bộ công trình.
-
Bản vẽ mặt cắt: Là hình chiếu thu được khi dựng mặt phẳng quy ước thẳng đứng cắt qua (vuông góc với mặt đất). Mặt cắt cần thể hiện được toàn bộ không gian bên trong công trình như số tầng, chiều cao, chiều rộng, các cửa, độ dày sàn, cầu thang,…
Kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất trong phân chia không gian thiết kế kiến trúc
Kiến thức cơ bản vẽ thiết kế nội thất trong phân chia không gian thiết kế có nghĩa là phần không gian được sáng tạo bởi bàn tay thiết kế của con người.
Có 3 không gian chính cần phần chia như sau:
-
Không gian chính: Không gian bắt buộc phải có của công trình về nhu cầu công năng. Ví dụ nhà ở cần có phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng tắm,… Quán ăn thì cần có quầy phục vụ, khu vực ăn, nhà vệ sinh,…
-
Không gian phụ: Là không gian hỗ trợ cho không gian chính tùy thuộc theo từng loại công trình khác nhau.
-
Không gian giao thông: Là không gian để di chuyển trong và ngoài công trình. Ví dụ như sảnh chờ, hành lang, cầu thang,…
Quy luật về sự cân bằng
Sự cân bằng trong thiết kế là các yếu tố chiều cao, chiều rộng, nội thất, màu sắc, bố cục cần phải có sự cân bằng. Khi nhìn vào tổng thể công trình bản vẽ này cần có sự hài hòa và thống nhất và cân đối.
Sự cân bằng được mô tả theo 3 ý sau đây.
-
Cân bằng xuyên tâm: Sắp xếp có chủ đích của các yếu tố trong bản thiết kế đều xoay quanh một điểm cố định được đặt làm tâm. Cách này ít phổ biến trong thiết kế nội thất nhưng đây lại là kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất mà bạn cần biết.
-
Cân bằng đối xứng: Thường được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất truyền thống. Một bên sẽ phản chiếu lại hình ảnh đối lập và giống nhau cho bên kia với 1 đường thẳng trung tâm. Cân bằng đối xứng rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần chọn 1 vật là trung tâm đối xứng phù hợp, sau đó chọn 2 vật dụng nội thất hay nhiều hơn để bài trí chúng đối xứng với nhau qua trung tâm đối xứng đã chọn.
-
Cần bằng bất đối xứng: Là sử dụng các đối tượng khác nhau nhưng lại có cùng khối lượng hình ảnh tương đương nhau hoặc thu hút mắt. Cân bằng bất đối xứng là 1 trong những kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất khá dễ học hỏi và áp dụng phổ biến mà bạn cần biết.
Quy luật về sự hài hòa
Kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất này để chỉ các yếu tố chung và chúng có tính khái quát về hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc,… Tất cả tạo nên sự hài hòa cho không gian. Nó mang ý nghĩa chung về 1 ý nghĩa, 1 chủ đề hay cùng 1 phong cách.
Yếu tố hài hòa mang ý nghĩa quan trọng khi bắt tay vào thiết kế bất kỳ công trình nào. Nếu không có sự hòa hợp thì thiết kế sẽ trở nên rối rắm, không còn đẹp mắt.
Quy luật về nhịp điệu
Đây là quy luật thiết kế nói về sự lặp đi lặp lại của nhiều đồ nội thất giống nhau. Sự trùng lặp này thường từ 3 lần trở lên. Điều này tạo nên sự dịch chuyển của vật dụng trong không gian. Bớt đi sự đơn điệu, nhàm chán trong cùng không gian bởi các yếu tố đơn lẻ. Quy luật về nhịp điệu có thể là sự lặp đi lặp lại của màu sắc, hình dạng, bố cục, đồ nội thất,…
Kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất về quy luật nhịp điệu bao gồm 3 cách sau:
-
Lặp lại các đối tượng: Lặp lại về màu sắc, nội thất,…
-
Lặp lại chuỗi các đối tượng: Có thể là sự thay đổi về hình dáng và kích thước từ bé đến lớn hoặc ngược lại
-
Lặp lại liên tục: Là sự lặp lại giúp hướng mắt nhìn từ điểm này sang điểm khác. Ví dụ như giá treo đồ, bậc cầu thang,…
Điểm nhấn trong thiết kế
Điểm nhấn trong thiết kế nhà đẹp chính là sự thu hút thị giác người nhìn vào 1 hay toàn bộ không gian nội thất. Đây là kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất. Vì đây được xem là “nguyên tắc vàng” không thể tách rời trong mỗi công trình.
Quy luật liên quan đến sự tương phản
Quy luật tương phản có nghĩa là hai yếu tố liên quan đến nhau nhưng lại khác nhau và đối lập. Các kiểu tương phản gồm:
-
Tương phản màu sắc: Màu nóng và màu lạnh
-
Tương phản hình dáng: Tròn – vuông
-
Tương phản chất liệu: Hiện đại – cổ xưa, thô – mịn,…
-
Tương phản không gian: Rộng – hẹp
-
Tương phản đường nét: Thẳng – cong, ngang – dọc, gấp khúc – uốn lượn,…
-
Tương phản đồ nội thất: Xưa cũ – hiện đại
-
Tương phản ánh sáng: Sáng – tối
Khi áp dụng kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất này, bạn cần phải lựa chọn 2 đối hay nhiều đối tượng tương phản phù hợp. Để chúng trở nên hài hòa giúp không gian không quá rối mắt, lộn xộn.
Quy luật kích thước tỷ lệ
Tỉ lệ trong thiết kế nội thất cần phải hài hòa và mang đến sự thu hút nhất định. Cần so sánh giữa 2 hay nhiều đối tượng khác nhau của cùng 1 yếu tố về màu sắc, kích thước, vị trí, số lượng,… Có thể nói đến tỷ lệ vàng hay tỉ lệ ⅓ là 2 tỷ lệ được sử dụng phổ biến.
8 kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất trên đây là những kiến thức mà bất kì kiến trúc sư nào cũng cần phải biết rõ và nắm vững.
Filethietke.vn có đội ngũ kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm trong thiết kế kiến trúc, thi công xâu dựng. Luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu lớn đem lại nhiều công trình bậc nhất cùng các dịch vu chuyên nghiệp.