Như chúng ta đã biết cầu thang không chỉ là cầu nối giữa các tầng trong nhà mà còn là nơi lưu thông các dòng chảy năng lượng. Vậy Làm thế nào để thiết kế cầu thang vừa tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, vừa thu hút tài lộc và hạn chế hao mòn tài sản là điều mà không ít các bạn quan tâm đến.
1. Không xây bậc lên xuống hở
Cầu thang phải luôn được xây dựng hoàn chỉnh và không hở ở các bậc. Khi đó, các nguồn vượng khí sẽ không bị phân tán, chạy theo dòng xuyên suốt lên các phòng tầng trên. Hơn nữa, cầu thang kín còn đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ trong nhà hơn cầu thang hở.
2. Hình dáng cầu thang
- Cầu thang cong theo kiểu mềm mại được cho là tốt nhất vì khi đó nguồn khí tốt trong nhà sẽ được lưu chuyển đều đặn lên các tầng trên.
- Cầu thang hình xoắn quanh cột là một trong những mẫu kiến trúc độc đáo. Trong phong thủy thì cầu thang sẽ tạo một luồng khí xoắn quanh cây cột, dương khí bị xoắn lại ảnh hưởng đến gia chủ và đặc biệt là nam giới trong gia đình.
3. Chiếu nghỉ cầu thang
- Chiếu nghỉ cầu thang (theo đúng như tên gọi của nó) là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang đi cầu thang. Trong thiết kế kiến trúc, chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại.
- Chiếu nghỉ thường được bố trí ở khoảng giữa của số bậc tức là khoảng bậc thứ 13 đến 15. Khoảng trống này tạo cho người đi lại có cảm giác thoải mái và cũng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu thang. Đối với những cầu thang dành cho nhà có diện tích nhỏ bạn có thể tùy chỉnh vị trí của chiếu nghỉ cho phù hợp, nhưng lưu ý nên đặt chiếu nghỉ ở những bậc lẻ.
4. Vị trí đặt cầu thang
Vị trí đặt cầu thang trong nhà nắm giữ vai trò quan trọng, chẳng những ảnh hưởng về mặt phong thủy mà còn liên quan đến sự thuận tiện, tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
- Tránh đặt cầu thang ở giữa nhà: Việc đặt cầu thang ở giữa nhà là một điều cấm kỵ trong phong thủy cầu thang nói riêng và phong thủy nhà ở nói chung. Bởi trong phong thủy được chia thành 9 cung và phần giữa nhà sẽ là trung cung. Chính vì thế, theo quan niệm trong ngũ hành thì trung cung thuộc hành Thổ sẽ khắc với cầu thang (hành Mộc). Nên các bạn cần chú ý điểm này sẽ giúp gia đình tránh khỏi những điềm rủi trong gia đình.
- Tránh đặt cầu thang thẳng hàng với cửa chính: Cửa chính được ví như “miệng” hút rất nhiều khí vào trong nhà. Bố trí cầu thang như vậy khiến tài lộc trong nhà sẽ bị hao tán hết ra ngoài theo lối cầu thang, đây gọi là hiện tượng “tiền vào cửa trước, đi ra cửa sau”.
- Tránh đặt cầu thang đi từ phía sau nhà đi lên: Bởi vì khí trong nhà luôn đi từ ngoài vào và thoái ở phía sau. Nếu cầu thang đặt đi từ phía sau nhà lên sẽ làm cho các tầng trên lần lượt bị suy khí gây suy giảm sức khỏe, tài lộc cho các thành viên trong gia đình.
- Tránh đặt cầu thang ở 3 hướng sau: Hướng Đông (đại diện cho sức khỏe), hướng Tây Nam (đại diện cho tình duyên) và hướng Nam (đại diện cho tài lộc). Nếu không thể lựa chọn bố trí cầu thang khác các hướng này, phải tìm cách gắn kết năng lượng của cầu thang, số bậc cầu thang.
- Tránh làm cầu thang ở cuối nhà: Khuyết điểm khi bố trí cầu thang ở cuối nhà là các không gian ở tầng trên bị hạn chế trong việc lưu thông khí. Bởi khí trong nhà đi từ ngoài vào và thoát ở phía sau. Nếu cầu thang đặt ở vị trí cuối nhà thì các tầng trên sẽ lần lượt bị suy khí. Điều này sẽ làm giảm sức khỏe, tài lộc của những người trong nhà.
- Tránh xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang: Về công năng, nhà vệ sinh được bố trí dưới gầm cầu thang sẽ giúp tiết kiệm không gian cho ngôi nhà và tiện lợi cho người sử dụng. Thiết kế này thích hợp cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ. Tuy nhiên, theo phong thuỷ, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều khí không tốt. Trong khi đó, cầu thang là nơi thu hút luồng vượng khí và phân tán đến các không gian ở tầng trên. Do đó, nếu xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ khiến cho khả năng hút và phân tán vượng khí của cầu thang bị hạn chế.
- Do nhưng yếu tố trên để cung cấp đầy đủ nguồn năng lượng tốt và vượng khí vào nhà thì anh chị nên bố trí cầu thang theo những yếu tố sau:
-
Nơi thông thoáng, nguồn sinh khí dồi dào sẽ giúp gia chủ đón nhận may mắn hơn
-
Xem phong thủy và đi theo hướng phù hợp với gia chủ và nên lựa chọn bên phải hay bên trái
-
Để lưu chuyển đều đặn luồng khí tốt thì anh chị nên sử dụng cầu thang dáng cong
-
Nên bố trí theo cung: Âm quý nhân, Thiên mã, Thiên Lộc, Đào hoa, Dương quý nhân,...
-
Tránh những cung như: Thiên hình, Đại sát,...
-
Cầu thang càng dài thì càng yếu, chính vì thế nên tránh làm cầu thang dài từ tầng này sang tầng khác.
5. Số bậc cầu thang phong thủy
- Trong phong thủy, số bậc cầu thang tính tới mặt sàn mỗi tầng là căn cứ chính để định tốt, xấu mà không câu nệ tổng số bậc cầu thang trong nhà.
- Nếu cầu thang nhà bạn có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ cũng được tính là một bậc của cầu thang. Những điều cần tránh khi làm cầu thang đó là số bậc không được rơi vào cung bệnh và tử.
- Số bậc rơi vào cung "sinh" là tốt nhất: Tức là tổng số bậc bằng bội của 4 + 1
Ví dụ: 4 x 5 + 1 = 21 bậc (ý nghĩa lại những điều tốt lành, sinh sôi nãy nở cho chủ nhà)
Phương pháp tính bậc cầu thang này như sau:
Bậc đầu tiên là số (1) gọi là SINH
Bậc thứ nhì là số (2) gọi là TRỤ
Bậc thứ ba là số (3) gọi là HOẠI
Bậc thứ tư là số (4) gọi là DIỆT
Và cứ tiếp tục như thế bậc thứ năm là số (5) gọi là SINH, bậc thứ sáu là số (2) gọi là TRỤ, bậc thứ bảy là số (3) gọi là HOẠI, bậc thứ tám là số (4) gọi là DIỆT…Ta tính được
SỐ BẬC THANG ĐẸP: SINH - TRỤ
SINH:1 5 9 13 17 21 25 29 33
TRỤ: 2 6 10 14 18 22 26 30 34
Phương pháp tính bậc thang theo Trực cho chúng ta các số bậc đẹp: 15,16,17,21,22,24,25. Kết hợp với phương pháp tính bậc thang theo Sinh-Trụ-Hoại-Diệt ta có số bậc đẹp 17,21,22,25.
Trên đây là những chia sẻ thông tin về xây dựng cầu thang trong nhà ở mà đội ngũ Filethietke.vn muốn gửi đến các bạn. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có ý tưởng thiết kế cầu thang đẹp mắt để tạo nên điểm nhấn sáng tạo cho ngôi nhà của bạn.