Tầm nhìn Vĩnh Phúc: Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đến năm 2030

 

·         Phát huy lợi thế

·         Mục tiêu phát triển

·         Tiền đề phát triển đô thị đến năm 2030

·         Chức năng của các khu đô thị và đơn vị hành chính

·         Định hướng phát triển không gian đô thị đến năm 2030

·         Quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng của đô thị

Quy hoạch giao thông đô thị

Với mục tiêu gắn kết hài hòa nhu cầu trước mắt với lâu dài, trên cơ sở các vấn đề giao thông do đô thị hóa và quan điểm về giao thông thông suốt, đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường, cần hướng đến hình thành hệ thống giao thông tổng hợp với nhiều loại phương tiện trong đó có giao thông công cộng, nhằm thay thế hệ thống giao thông chủ yếu bằng xe gắn máy hai bánh như hiện nay. Cải thiện cơ cấu phương tiện giao thông trong tương lai, thiết lập mục tiêu hướng đến hệ thống giao thông chủ yếu là giao thông công cộng (xe hai bánh: Ôtô: giao thông công cộng = 40%: 20%: 40%).

vấn đề giao thông,đô thị hóa, giao thông thông suốt

Hình thành mạng lưới giao thông liên vùng dựa trên các đường trục chính quy chuẩn cao như đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường trục chính QL2A, đường tránh QL2A, QL2B, QL2C, QL23, đường vành đai 5 Hà Nội, đường vành đai 4,5 Hà Nội.

Hình thành mạng lưới đường bộ dạng hướng tâm và vành đai, đây là mạng lưới thích hợp cho đô thị quy mô dân số 1 triệu người. Trong mạng lưới này, các đường hướng tâm đảm bảo tính tiếp cận cao đến đô thị trung tâm, còn các đường vành đai giúp phân tán giao thông quá cảnh để không đi vào trung tâm.

Mạng lưới đường bộ sẽ gồm 9 đường hướng tâm nối trung tâm Vĩnh Yên với các đầu mối xung quanh và 3 đường vành đai nhằm hạn chế sự tập trung vào đô thị trung tâm.

Quy hoạch giao thông công cộng

Hoàn thiện mạng lưới giao thông công cộng với sự liên kết đường sắt và xe buýt, xây dựng đầu mối trung chuyển giao thông, nhằm khuyến khích sử dụng giao thông công cộng và thúc đẩy sự phát triển của các khu vực xung quanh. Tiến hành xây dựng mạng lưới giao thông công cộng với các công trình: Bố́ trí đường sắt khổ rộng Hà Nội - Lào Cai song song với đường cao tốc; Đưa vào tuyến LRT xuyên Vĩnh Yên theo hướng Bắc Nam; Đưa vào tuyến BRT nối các đầu mối trọng yếu nằm giữa Phúc Yên - Vĩnh Yên; Cải tạo lại tuyến đường sắt hiện hữu.

Quy hoạch LRT, xây dựng tuyến LRT xuyên Vĩnh Yên theo hướng Bắc Nam. Tuyến LRT có điểm đầu ở nơi giao nhau giữa QL2B và đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đi qua trung tâm TP Vĩnh Yên, vượt qua Đầm Vạc, đến đô thị phía nam. Ở phía bắc Đầm Vạc, đường ray LRT được bố trí ở trung tâm đường bộ, ở phía nam Đầm Vạc được bố trí trong khu đất thương mại hay ven hồ, xây dựng Transit Mall cho cả người đi bộ và LRT.

Quy hoạch mạng lưới xe buýt kết nối các đầu mối quan trọng trong tỉnh. BRT (Phúc Yên - Vĩnh Yên), Tuyến xe buýt hướng tâm (Vĩnh Yên - Tam Đảo, Vĩnh Yên - chợ Chang, Vĩnh Yên - Tam Sơn, Vĩnh Yên - Việt Trì, Vĩnh Yên - Hà Nội), Tuyến xe buýt vành đai (đường vành đai ngoài, đường vành đai giữa), Tuyến xe buýt vòng quanh trong đô thị (đường vành đai trong). Ngoài ra còn bố trí các bến xe buýt làm đầu mối giao thông, có tính đến việc kết nối với ga đường sắt hiện hữu và ga LRT.

Quy hoạch đường bộ, thiết lập đường bộ theo từng loại đường, có tính đến cấu trúc tầng bậc. Đường phố chính chủ yếu QL2A, đường tránh QL2A, QL2B, QL2C, QL23, đường vành đai 5 Hà Nội QL2C, TL310, QL2B, đường vành đai 4,5 Hà Nội, đường trục trung tâm KĐTM Mê Linh, đường phố chính thứ yếu đường vành đai ngoài, đường vành đai trong (đường vành đai 2 TP Vĩnh Yên, đường trục Bắc Nam trục tâm linh phía Nam, Tỉnh lộ 302, Tỉnh lộ 305), đường nối Phúc Yên – Vĩnh Yên, đường trung tâm đô thị Phúc Yên, đường Đông Phúc Yên (đường Nguyễn Tất Thành).

 

TOP BÀI VIẾT

 HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN