Lý do nứt tường nhà, tường công trình và cách khắc phục

Một công trình xây dựng  được hoàn thiện xong thời gian ngắn đã bị nứt và vết nứt thì rất linh tinh không theo quy luật nào, và vết nứt có quy luật to hay nhỏ tùy vào thời điểm xây và địa điểm xây.

Chỉ cần mới xây căn nhà một thời gian cũng có thể xuất hiện vết nứt ở cột (nứt dọc), ở đà (nứt ngang). Vết nứt nhỏ số lượng nhiều, ngay mảng tường cũng có vết nứt dọc. Điều này sẽ làm cho nhiều gia đình hoang mang, thông báo với công ty xây dựng thì họ cho rằng không nghiêm trọng, chỉ rạn nứt do vật liệu co rút, để một thời gian nữa ổn định, công ty sẽ trám trét lại.

 

 

Thực tế thì đối với nhà chịu lực bằng khung bê tông cốt thép, việc nứt tường có thể do một hay nhiều nguyên nhân. Tùy trường hợp và mức độ vết nứt mà chúng ta có biện pháp khắc phục khác nhau. Một cách để tìm nguyên nhân là tìm điểm chung của các vết nứt. Ta nên vẽ lại sơ đồ vết nứt theo: từng bức tường, từng sàn, toàn bộ chiều cao nhà... để dễ đánh giá, tìm điểm chung. Dứt điểm vấn đề nứt thì rất khó nhưng có thể khống chế các vấn đề trên để giảm tối đa các vết nứt và nếu còn thì vết nứt cũng ngắn, nhỏ, rất khó thấy và không gây phản cảm nhiều

Do đặc điểm khí hậu


Khe co giãn - là một cách chống nứt tường hữu hiệu, nhưng thường "được" hay "bị" bỏ quên!

Do đặc điểm khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, hiện tượng nứt trần, nứt tường, nứt cổ trần rất hay xảy ra. Những sự cố này rất khó xử lý, thông thường nếu trám vá bằng các vật liệu gốc xi măng, bitum nhựa đường hay các vật liệu kém đàn hồi, khi công trình có chuyển vị, co dãn do nhiệt vết nứt lại tiếp tục xuất hiện, không xử lý triệt để được.

Xử lý:

Sử dụng khe co giãn

Sử dụng các sản phẩm lớp phủ có khả năng đàn hồi cao lên tới 300%, ít bị lão hoá bởi tia tử ngoại mặt trời, tuổi thọ cao. Vì vậy có thể chống thấm, xử lý các vết nứt có chuyển vị lớn. Phạm vi áp dụng:

Xử lý chống thấm do nứt trần.

Xử lý vết nứt tường, xử lý khe nứt trần thạch cao đảm bảo mỹ quan trước khi sơn hoàn thiện: Xử lý vết nứt bằng sơn đàn hồi, nhờ khả năng đàn hồi tới 300%, vết nứt sẽ được giải quyết triệt để, sau khi sử lý có thể sơn hoàn thiện.

Do thi công trát

Vết nứt tường tại một công trình mới xây

Vết nứt nhẹ, cạn, hình chân chim, phát triển theo nhiều phương thường chỉ nằm ở lớp vữa trát, không ăn sâu vào tường gạch... thường có các lý do: kỹ thuật tô tường (tường khô quá vẫn tô, hồ trộn không đều, hồ tô mỏng - tối thiểu phải 1cm, tô xong bị nắng nhiều, không dưỡng hộ đúng...). Hoặc việc tô trát và sơn nước không đúng kỹ thuật, thi công sai quy trình.

Các vết nứt phát triển về chiều dài, độ rộng theo thời gian. Nếu theo dõi cỡ 8 tháng thì vết nứt phát triển chủ yếu theo 6 tháng đầu, đặc biệt là trong tuần đầu tiên. Do mastic đàn hồi nên chỉ khi vết nứt đủ lớn, cường độ kéo đủ lớn vượt qua cường độ kéo của mastic thì ta mới thấy vết nứt dù nó đã nứt trước đó. Nên lưu ý điều này khi đánh giá nứt.

Thông thường, có sự khác nhau giữa các vết nứt

 nứt tường nhà,công trình,khắc phục,dạn nứt

Trong và ngoài nhà

Hồ xây tô trộn bằng tay và bằng

Dùng cát mịn và cát to

Dùng xi măng mác cao và mác thấp

Dùng xi măng đa dụng để xây tô và xi măng xây tô

Các vết nứt do tô chủ yếu do:

 

Tường xây trong thời gian ngắn sau tô ngay dẫn đến độ ẩm khác nhau của mạch vữa và gạch. Tường không phẳng, mạch vữa không được miết gọn gàng dẫn đến việc lớp vữa tô không đều gây co ngót cục bộ và nứt vữa làm nước mưa thẩm thấu qua lớp vữa.

Xây tường không chuẩn, mạch vữa không “no” dẫn đến thẩm thấu qua mạch vữa. Khi xây tô xong nếu thiếu nước ,để phản ứng thuỷ hoá xảy ra không hết:cấp phối quá ít hoặc quá nhiều xi măng, tô tường quanh thời điểm giữa trưa nắng, chà mặt quá kỹ, quá láng mà không trát hồ dầu, tường không tưới nước hoặc tưới nước rồi tô ngay.

Hồ tô quá nhiều nước (xi măng) khi đông cứng trong môi trường không khí và xi măng đông cứng trong môi trường nước khác nhau). Sử dụng hồ tô xi măng mác cao,tạo ra các vùng ứng suầt kéo cục bộ do sức căng bề mặt khi co ngót lớp hồ tô, gây kéo căng trên bề măt khi hồ xi măng đông cứng do phản ứng thuỷ hoá và tạo cường độ.(đặc tính của xi măng khi đông cứng trong không khí thì co ngót thể tích).

Cát quá mịn. Cát dùng xây tô có hàm lượng sét tương đối lớn

Các vết nứt vữa ở cột thường chủ yếu do tô quá dày(>1.5 cm) hay bề mặt quá láng

Gạch xây dùng loại không tốt lắm.Gạch ép ướt nung theo công nghệ cổ truyền dễ bị nứt hơn gạch ép khô nung lò tuy nen.

Một số biện pháp hạn chế vết nứt:

 

Khi xây tường cần chú ý về kỹ thuật để tường xây thật phẳng, thẳng, mạch vữa “no” và được miết gọn gàng, không để lồi ra ngoài.

Đục lớp hồ cũ dọc theo các vết nứt, xử lý kỹ, đủ ẩm và tô lại bằng vữa già xi măng, cát mịn. Nếu bị dộp, cần đục bỏ toàn bộ mảng tường để tô lại. Lớp hồ tô phải để tối thiểu 7 ngày mới cho xử lý chà, trét, sơn nước.

Dùng hồ tô mác thấp (khoảng M50),cát hạt nhỏ,ít lẫn sét.

Dùng xi măng xây tô chuyên dùng có phụ gia tạo dẻo và chậm quá trình đông cứng.

Dùng gạch xây nung lò tuy nẹn

Tưới ẩn tường thường xuyên sau khi xây khoảng 4-5 ngày.

Một số biện pháp cải tạo:

Kẻ theo đường nứt bề rộng từ 5 ly đến 1 phân, bắn keo silicon (loại sơn lên được ) rồi sơn lại.

Đục hết lớp hồ tô,vệ sinh sạch sẽ, đóng lưới thép ,tô lại rồi sơn bả như lúc đầu.

Đập nguyên bức tường ra xây lại.

Do hiện tượng lún nền móng Edit

Các vết nứt nghiêng trên tường hoặc trần nhà là loại vết nứt "khó chịu" nhất và sẽ khó sửa nhất. Thường nó có thể xuất hiện tại nhiều mảng tường, ở nhiều tầng. Quy luật là xuất hiện sát mép sàn, gần các cột và xiên dần vào giữa mảng tường; hoặc xuất hiện ở các góc dưới của bậu cửa sổ, xiên xuống dưới. Nguyên nhân là nhà hay công trình đã bị lún không điều .Trong nhà dân mới xây thì tường 110 rất hay nứt kiểu này, lâu dần sẽ đến tường 220. Sau độ 1, 2 năm hết lún thì bạn bả lại tường là hết.

Đối với nhà tư nhân, nhất là các nhà xây sử dụng kết cấu móng nông (móng băng, móng bè), khi đang xây hoặc xây xong có hiện tượng lún là rất phổ biến. Thường do móng nhà dân đều không được xử lý triệt để. Hầu hết các nhà khi xây dựng có khảo sát địa chất nền công trình; thiết kế kết cấu móng theo tính toán tải trong nhà và kết quả khảo sát địa chất và thi công theo đúng thiết kế thì nhà sẽ chỉ lún đều vài cm, không ảnh hưởng đến tính ổn định (không xảy ra hiện tượng nứt). Các vết nứt kiểu này ít gặp ở các công trình lớn(sau khi mới xây) được thiết kế đúng và đầy đủ (thừa).

Một số hình ảnh về vết nứt dầm, tường, vỡ cột của sự cố lún nghiêng sập công trình 8 tầng Hà Giang; Do ảnh hưởng công trình lân cận tại số 6 Nguyễn Hữu Huân - Hà Nội và ảnh hưởng của công trình số 93 Lò Đúc đến các hộ xung quanh do Công ty Xử lý lún nghiêng Việt Nam cấp.

Các nguyên nhân

 

Như vậy sẽ có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc nứt nhà do lún:

Không khảo sát địa chất nền đất xây dựng công trình hoặc báo cáo khảo sát địa chất sai. Do đó, không có căn cứ tính toán khả năng chịu lực của nền đất hoặc số liệu khảo sát sai dẫn đến thiết kế sai so với thực tế.

Có khảo sát địa chất, tính toán thiết kế kết cấu sai như không tính đủ tải trọng của công trình (tải trọng tĩnh và tải trọng động), tính sai kết cấu móng...

Có khảo sát địa chất đúng, thiết kế kết cấu đúng theo tiêu chuẩn, nhưng thi công không đúng so với thiết kế, dẫn đến hiện tượng lún, nứt. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến việc nứt nhà như sử dụng không đúng mục đích tính toán (dự kiến làm nhà ở nhưng lại dùng làm sàn nhảy hoặc làm kho chứa hàng nặng hoặc cơi nới xây thêm tầng...), động đất, xây dựng tiết kiệm (hệ số an toàn thấp) khi có tác động ngoài dự kiến vào nhà cũng có thể gây nứt nhà...

Do đó, việc xác định nguyên nhân nứt nhà cần người có chuyên môn đến khảo sát hiện trạng và hồ sơ thiết kế. Khi xác định được nguyên nhân nứt thì cũng sẽ có nhiều phương án khắc phục, phụ thuộc vào cách giải quyết của người thiết kế cải tạo hoặc hoàn cảnh hiện trạng nhà cũng như điều kiện thi công và điều kiện kinh tế.[1]

Giải pháp cải tạo và chống nứt

Lưới thép để chống nứt

Muốn sửa phải chống lún bằng nhiều giải pháp khác nhau, đều có khó khăn và tốn kém. Việc đục rỗng vết nứt, đóng "gông" (đinh đỉa) để "may" vết nứt lại chỉ tạm thời, không hiệu quả; vì không ngăn chặn được nguyên nhân gây ra và sẽ bị nứt lại, có thể là chỗ cũ hay quanh đó.

Do đó, đối với loại vết nứt này, nếu nặng, ngày càng phát triển, nên tìm đến những đơn vị tư vấn có kinh nghiệm để nhờ sự giúp đỡ cần thiết, chính xác. Lưu ý rằng, việc đầu tiên, chủ nhà, khi phát hiện vết nứt là phải đánh dấu (tốt nhất là bút chì), bằng nét gạch thẳng góc với phương khe nứt, ghi lại ngày tháng và theo dõi qua thời gian, các vết nứt có vượt điểm đánh dấu hay không. Nếu vượt qua, có nghĩa là vết nứt tiếp tục phát triển, cần có biện pháp xử lý đúng mực, đúng bệnh.

 

Ở các vị trí nguy hiểm có khả năng nứt cao như chỗ tiếp giáp tường – cột, tường – đà hay ở các mép cửa, cửa sổ tiến hành đặt một lưới thép để chống nứt do biến dạng hay co ngót.

Kỹ thuật như sau:

- Trước tiên tô một lớp hồ dầu (xi măng nguyên chất) thật mỏng lên khu vực dự định đặt lưới thép đủ để giữ lưới thép.

- Đặt lưới thép lên khu vực vừa tô.

- Tô thêm lớp hồ dầu mỏng phía trên.

- Tô tường bình thường.

Trong thực tế, không phải tất cả các chỗ tiếp giáp tường – cột, tường – đà, các mép cửa, cửa sổ đều bị nứt. Nhưng chỉ cần có 1 chỗ nứt cũng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để khắc phục, chưa kể đến những khó chịu khi vừa ở đã phải tiến hành sửa chữa.

Vì vậy, tuy rằng có tốn kém hơn chút đỉnh nhưng nên đặt lưới thép ở tất cả các khu vực được coi là nguy hiểm để đảm bảo chất lượng tuyệt đối cho công trình.

Thực ra, không phải không có người biết phương pháp trên để chống thấm cho công trình vì các công trình theo tiêu chuẩn nước ngoài đều làm theo cách này và trong các giáo trình xây dựng đều có đề cập đến.

Nhưng có lẽ do tập quán xây dựng của chúng ta, cả thầu và chủ nhà đều muốn giảm thiểu tất cả chi phí nên phần kỹ thuật đã bị bỏ qua. Nhân tiện cũng nói luôn, do nhiều chủ nhà ham rẻ và nhiều nhà thầu cố bỏ giá thấp để nhận công trình bằng mọi giá nên rất nhiều yêu cầu bắt buộc đã bị coi thường. Đó chính là lý do dẫn đến các sự cố công trình xây dựng gần đây.

Nhà thầu cố gắng hướng tới một tiêu chuẩn kỹ thuật thật cao. Nhưng có lẽ, đó là một điều thật khó khăn vì chưa chắc thị trường đã chấp nhận do giá thành bị đội lên nhiều.

Chủ nhà sẽ phải cân nhắc rất nhiều giữa việc hàng bỏ ra chục triệu cho các tiêu chuẩn kỹ thuật hay để dành để mua sắm các trang thiết bị trong nhà và rất nhiều người sẽ chọn phương án giá rẻ mặc dù nếu có trục trặc gì thì tổng số tiền xây dựng còn lớn hơn số tiết kiệm được rất nhiều 

Vết nứt do kết cấu

Vết nứt có thể do tính toán sai kết cấu chịu lực của cột, dầm, sàn :

Nứt ở đầu cửa và nứt bất kỳ

Nứt ở mép cửa: thường xuất hiện ở các góc trên cửa đi, cửa sổ.

Loại vết nứt này xảy ra do đà lanh tô cửa không đủ dài, không đủ đoạn neo gối lên hai đầu tường và trong quá trình sử dụng đã có lúc tường bị đóng quá mạnh. Muốn ngừa ngay từ đầu, các đà lanh tô trên đầu cửa đi, cửa sổ phải đủ dài, vươn khỏi đố cửa tối thiểu 20cm (nếu được thì nên đúc đà lanh tô qua cột). Việc tiết kiệm không đáng chiều dài đà lanh tô dẫn đến kết quả là rất khó sửa các loại vết nứt này. Cách sửa hiệu quả nhất là đục lấy hẳn đà lanh tô ra, thay lại đà khác dài hơn, đủ neo hơn. Việc đập vỡ cục bộ đầu lanh tô, đắp vữa vào chỉ tăng độ cứng rất ít, thường không hiệu quả, nghĩa là sẽ bị nứt lại một thời gian sau đó, nhất là khi cửa đóng mạnh.

Vết nứt do lỗi thi công

Nứt ở mép tiếp giáp tường-mặt trên đà thường thấy ở các tầng: cũng do lỗi kỹ thuật thi công. Sau khi đúc đà, sàn các tầng, trước khi xây tường, ở mặt bê tông sẽ xây phải làm thật sạch, đủ ẩm; phải có một lớp hồ dầu, miết kỹ. Nên xây trước tối thiểu là 3 hàng gạch đinh (gạch đặc). Ðộ cứng được chuyển dần từ đà sàn bê tông sang gạch đặc, gạch ống, sẽ hạn chế xuất hiện khe nứt. Nếu không thực hiện chuẩn, có thể có vết nứt. Cách sửa có thể bằng vữa cao cấp như đã nêu, tuy nhiên giá thành khá đắt. Những vết nứt này chủ yếu do đà sàn bị võng. Do đó tiết diện các cấu kiện (đà) phải đủ độ cứng cần thiết và cốt thép đủ sao cho độ võng này không đáng kể. Chính những vết nứt này, ở tường ngăn khu vệ sinh, ở tường đầu hồi là chỗ dễ thấm nước, gây loang lổ.

Khi vết nứt sâu, xuyên qua tường xây. Cần phải xem kỹ: Nứt ở mép tiếp giáp tường-cột do kỹ thuật thi công, đã không đặt hay đặt không đủ thép râu neo vào tường. Trường hợp này, dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch, ẩm và phụt vữa sửa chữa loại đông cứng nhanh bán sẵn và trát lại bằng vữa trát thông thường.

Nứt ở mép tiếp giáp tường-dạ đà: cũng do lỗi thi công đã không xử lý hồ dầu và ẩm đúng, đồng thời xây không đúng quy định (xây xiên, xây bằng gạch đinh, gạch thẻ, các góc trống phải miết kỹ hồ). Hệ quả là trong quá trình đông cứng, tường và cả hồ xây, trát đều co ngót một phần làm xuất hiện vết nứt ngang. Có thể dùng biện pháp sửa chữa vết nứt như trên. Hoặc đục hàng gạch trên cùng ra để xây lại theo đúng quy định.

 

TOP BÀI VIẾT

 HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN