Tầm nhìn Vĩnh Phúc: Quy hoạch cấp thoát nước

 

·         Phát huy lợi thế

·         Mục tiêu phát triển

·         Tiền đề phát triển đô thị đến năm 2030

·         Chức năng của các khu đô thị và đơn vị hành chính

·         Định hướng phát triển không gian đô thị đến năm 2030

·         Quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng của đô thị

·         Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đến năm 2030

·         Quy hoạch đất đai xây dựng đô thị

Quy hoạch thoát nước mưa

Mục tiêu xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng, độc lập hoàn toàn với mạng lưới thoát nước thải. Xây dựng hệ thống thoát nước mưa có hiệu quả tại khu đất xây dựng đô thị, với mục tiêu thoát nước nhanh nhất trong thời gian ngắn, tận dụng triệt để các hồ nước, khu vui chơi để giữ nước tạm thời, nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt.

Lưu vực thoát nước mưa cuối cùng khu đất xây dựng đô thị là sông Phan, sông Cà Lồ, sông Cà Lồ Cụt, các nhánh của các sông trên (sông Cầu Bồn, sông Tranh, sông Ba Hanh, sông Đồng Đò), Đầm Vạc, khu vui chơi nước phía Nam Đầm Vạc. Về nguyên tắc, nước mưa của các lưu vực sẽ được thu gom bởi các giếng thu nước mưa và được vận chuyển bằng các tuyến cống chính đặt dọc theo các tuyến phố của lưu vực đó, phần cuối cùng của lưu vực sẽ là các kênh nước có hiệu quả và tính kinh tế cao.

hệ thống thoát nước,kênh mương,vĩnh phúc

Hệ thống tuyến cống thoát nước mưa và kênh dẫn nước chính của lưu vực đó được thiết lập theo phương châm: Quy mô quy hoạch của kênh dẫn nước chính là quy mô với tần suất mưa 1/10. Quy mô quy hoạch của cống thoát nước chính là quy mô với tần suất mưa 1/5. Cống và kênh dẫn nước chính sẽ có chiều dài ngắn nhất, nhưng diện tích phục vụ lớn nhất, tận dụng độ dốc của địa hình để đảm bảo tối đa khả năng tự chảy. Cố gắng tận dụng các sông ngòi và kênh hiện có để làm kênh dẫn nước chính và thực hiện mở rộng chiều rộng nếu cần thiết. Về các lưu vực không có kênh rạch và sông ngòi thích hợp để làm kênh dẫn nước chính thì thực hiện xây mới trên cơ sở bố trí sử dụng đất và điều kiện địa hình v.v… Quy mô tiết diện trung bình tại điểm cuối cùng của kênh dẫn nước chính dự tính khoảng 5 - 20m. Khi đó diện tích lưu vực đảm nhận của một kênh dẫn nước chính được thiết lập khoảng 5 - 25km2.

Hệ thống thoát nước mưa trong khu vực phát triển của khu xây dựng nhà ở và khu xây dựng công nghiệp v.v… chủ yếu là các cống ngầm. Cống thoát nước về nguyên tắc sẽ được kết nối với kênh dẫn nước chính. Tuy nhiên, trường hợp không cần phải kết nối với kênh dẫn nước chính mà trực tiếp thoát ra lưu vực cuối cùng sẽ hiệu quả và có tính kinh tế cao hơn thì có khả năng sẽ được thoát trực tiếp. Kênh thoát nước chính về nguyên tắc sẽ sử dụng các sông ngòi và kênh mương hiện hữu, kênh thoát nước sẽ có vị trí thấp hơn so với cốt nền xung quanh. Trường hợp có khu vực bị ngập nước do kênh thoát nước cao hơn so với nền thì dùng bơm cưỡng chế hoặc bố trí kênh thoát nước phụ để dẫn nước ra kênh thoát nước chính. Kênh có chiều rộng nhỏ hơn 15m được xây dựng kè xây đá (độ dốc bờ kè 1:0,5), kênh có chiều rộng lớn hơn 15m được xây dựng kè xếp đá (độ dốc bờ kè 1:1,5).

Quy hoạch cấp nước

Mục tiêu xây dựng hệ thống cấp nước an toàn; Mức độ cấp nước sẽ tuân theo tiêu chuẩn của đô thị loại I, tỷ lệ cấp nước tại khu vực nội thành là 90% và ngoại thành là 90%; Xây dựng trạm thu nước mặt mới và nhà máy nước tại mỗi trạm; Hạn chế sử dụng nước ngầm (duy trì như hiện trạng) để bảo tồn nguồn nước ngầm; Bố trí công trình cấp nước sao cho không bị mất nước trong trường hợp khẩn cấp; Tận dụng hệ thống cấp nước hiện có.

Quy hoạch trạm xử lý nước cấp, nguồn nước chủ yếu lấy từ sông Lô có lượng nước dồi dào và đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt. Xây dựng trạm thu nước và nhà máy nước mới gần cửa sông Lô. Giữ nguyên 2 nhà máy nước ở Vĩnh Yên và nhà máy nước ở Phúc Yên, hạn chế thu nước ngầm.

Quy hoạch phân phối nước, quy hoạch dẫn nước. Đường ống chính dẫn nước từ nhà máy nước sông Lô đến bể phân phối gồm 2 tuyến. Tuyến vòng phía Bắc dọc trục đường vành đai số 5. Đường kính khoảng f1.300 - f1.000. Tuyến vùng phía Nam bố trí dọc đường tránh 2A. Đường kính khoảng f1.200 - f900.

Quy hoạch bể phân phối, dựa trên điều kiện địa hình, bố trí sử dụng đất và phân bố dân cư, đã thiết lập 4 khu vực cấp nước là Vĩnh Yên, Nam Vĩnh Yên, Gia Khánh, Phúc Yên. Sau khi tính toán điều kiện địa hình và phân kỳ xây dựng, đã bố trí tại mỗi khu vực cấp nước 2 - 4 bể. Cố gắng bố trí tại trung tâm khu vực, những nơi cao để thuận lợi cho việc phân phối nước. Về quy mô của các bể phân phối, thiết lập dung tích bể bằng 20% lượng nước cấp trong ngày cộng với lượng nước cứu hỏa trong 3 giờ.

Quy hoạch xây dựng đường ống phân phối, đường ống từ bể phân phối đến các khu vực được bố trí dạng mạng vòng để bảo đảm không bị mất nước khi có sự cố. Kết nối đường ống phân phối hiện hữu trong đô thị Vĩnh Yên, Phúc Yên với đường ống mới có đường kính phi 200 - 700.

 

TOP BÀI VIẾT

 HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN