1. Nhà vệ sinh có ý nghĩa gì đối với đời sống.
Nhà vệ sinh được xem là một khu vực công năng không thể thiếu trong một công trình nhà ở. Tuy chỉ là một không gian phụ nhưng nó đóng nhà vệ sinh đóng vai trò quan trọng không kém phần so với các không gian khác tạo nên tổng thể một ngôi nhà hoàn chỉnh.
Trong phong thủy nhà ở, cùng với cửa chính, phòng ngủ, phòng bếp thì nhà vệ sinh cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của gia đình. Phong thủy nhà vệ sinh cũng có ảnh hưởng nhiều đến sự nghiệp và tinh thần của các tinh thần các thành viên trong gia đình.
Để có được ngôi nhà hoàn hảo thì tất cả các không gian phải được thiết kế hài hòa và cân xứng với nhau. Trong đó nhà vệ sinh cũng được gia chủ chú ý không kém so với các không gian còn lại.
Nên thiết kế nhà vệ sinh như thế nào để mang lại một không gian thoải mái, đầy đủ tiện nghi nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố phong thủy. Hãy cùng On Home Asia tìm hiểu những điều thú vị về phong thủy nhà vệ sinh mà không phải ai cũng biết dưới đây nhé!
2. Kiêng kị về vị trí đặt nhà vệ sinh
Không đặt nhà vệ sinh ở trung tâm nhà: Khí ẩm hôi từ nhà vệ sinh có thể phát tán khắp ngôi nhà, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe các thành viên trong gia đình. Kỵ đặt ở vị trí thanh long của cửa chính: Theo quan niệm của người xưa, vị trí đặt nhà vệ sinh ở thanh long cửa chính khiến cho người trong gia đình bệnh tật, lời đồn thị phi, làm ăn thất bát, phá sản. Không đặt ở cuối hành lang: Vì hành lang sẽ hướng xông thẳng vào nhà vệ sinh, không được may mắn. Đây là điều tối kỵ mà rất nhiều gia đình gặp phải, bởi họ thường tận dụng khoảng cuối của dãy hành lang để đặt nhà vệ sinh.
Nhà vệ sinh kỵ liền với nhà bếp: niều gia đình hiện nay thường đặt toilet liền luôn với phòng ăn để tối đa không gian diện tích. Nhưng trong phong thuỷ học, nếu nhà tắm (Thuỷ Kim) liền với nhà bếp (tập trung năng lượng của Thuỷ) sẽ gây hiện tượng xung đột từ trường. Hiện tượng này được gọi là “thuỷ hoả kề nhau”, ảnh hưởng tới “năng lượng” của toàn bộ ngôi nhà. Nhà vệ sinh không nên nằm phía sau bài vị: thậm chí cả gian phòng tầng trên bài vị. Ngoài ra, nhà vệ sinh nên tránh đặt ở vị trí Văn Xương (vị trí mà sao Khuê chiếu đến), tránh Văn Xương bị ô uế.
3. Hướng nhà vệ sinh và những điều cần biết.
Có nhiều gia đình quan niệm rằng khi xây nhà chỉ nên chú ý đến phong thủy phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp thôi còn nhà vệ sinh chỉ là một không gia phụ không quan trọng nên đặt ở đâu cũng được, không nhất thiết phải tuân thủ tính phong thủy. Tuy nhiên đây là một quan niệm hết sức sai lầm, bố trí nhà vệ sinh như vậy không chỉ phản khoa học mà còn gây nên nhiều điều không may mắn.
Vốn dĩ, nhà vệ sinh là nơi mà anh/chị giải quyết các vấn đề liên quan đến sinh lý nên nơi đây tụ nhiều uế khí và mùi hôi khó chịu nhất trong nhà. Chính vì thế anh/chị nên đặt nhà vệ sinh ở một hướng thích hợp để ngăn chặn các tạp chất dơ bẩn từ nhà vệ sinh không tràn qua các không gian khác. Vừa gây mất thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Phong thủy nhà vệ sinh rất chú trọng đến hướng, bởi một hướng thích hợp sẽ mang đến cho anh/chị nhiều điều may mắn, tài lộc. Giúp gia đình tránh được các tai ương liên quan đến sức khỏe, tài chính và sự nghiệp.
3.1 Hướng nhà vệ sinh theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát”
Trái ngược với những tiêu chí khác về hướng của ngôi nhà hay các không gian khác như phong thủy phòng khách, phong thủy phòng ngủ là phải chọn những hướng đại cát đại lợi.
Cũng giống như phong thủy nhà bếp, phong thủy cho rằng nhà vệ sinh nên được đặt theo nguyên tắc tọa hung hướng cát, tức đặt ở hướng xấu hoặc dữ thì càng mang lại nhiều lợi ích cho chủ nhà.
Hướng nhà vệ sinh nên đặt theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát”, tức là đặt ở hướng xấu và nhìn về hướng tốt.
Sở dĩ có quan niệm như vậy là các nhà khoa học phong thủy cho rằng nhà vệ sinh vốn mang nhiều tạp chất ô uế, không sạch sẽ. Nếu đặt ở những hướng tốt, hướng lành các khí xấu này sẽ lan ra các không gian khác ảnh hưởng xấu tới sao lành và vận may của chủ nhà.
Nếu hướng nhà vệ sinh nằm ở những hướng xấu sẽ hóa dữ thành lành, mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho chủ nhà.
3.2 Nên và không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng nào.
Hướng Tây Bắc, Đông Nam, Đông sẽ là hướng thích hợp để bố trí nhà vệ sinh. Những hướng này sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc và sức khỏe cho anh/chị. Hướng nhà vệ sinh đặt ở các phương vị khác nhau, sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau đến các thành viên khác trong gia đình.
Vậy nhà vệ sinh không nên đặt ở đâu? Để tránh các rủi ro và hao tổn về tiền bạc và sức khỏe, anh/chị không nên đặt nhà vệ sinh ở các hướng sau đây:
-
Nhà vệ sinh không nên đặt ở hướng Tây: nhà vệ sinh nếu đặt ở hướng Tây dễ gây các bệnh về khoang miệng và đường hô hấp.
-
Nhà vệ sinh kỵ hướng Tây Nam: do khí năng của hướng Tây Nam biến chuyển không ổn định. Thổ Khí sẽ phá huỷ Thuỷ năng, khiến hao tổn sinh lực gia chủ gây ra các bệnh phụ khoa, bệnh thận, hệ thống tiêu hóa, viêm phúc mạc.
-
Hướng nhà vệ sinh không nên đặt ở hướng Đông Bắc: theo ngũ hành phong thủy, hướng Đông Bắc thuộc mệnh Thổ. Thổ khí sẽ phá hủy Thủy năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hơn nữa đây là hướng quỷ hậu môn nếu đặt nhà vệ sinh ở hướng này sẽ dễ dẫn đến các bệnh như phong thấp, ngoài da.
-
Nhà vệ sinh kỵ hướng Bắc: trong phong thủy hướng Bắc thuộc mệnh Thủy, nhà vệ sinh cũng thuộc mệnh Thủy. Thủy thêm Thủy sẽ khiến ngôi nhà bị nhấn chìm, dễ xảy ra các tai nạn bất ngờ, hệ thống thần kinh có vấn đề.
-
Hướng nhà vệ sinh kỵ đặt ở hướng Nam: bởi hướng Nam thuộc hành Hỏa, khi đặt nhà vệ sinh ở đây dễ gây ra bố cục “thủy hỏa bất dung”. Hơn nữa đặt nhà vệ sinh ở hướng Nam dễ gây các bệnh về tim, gan, các bệnh truyền nhiễm.
-
Dù nhà vệ sinh đặt ở hướng nào cũng gây ra những tổn hại nhất định đến gia đạo và tài lộc của gia đình. Vì vậy trước khi bắt tay vào việc xây dựng nhà vệ sinh, anh/chị nên tìm tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy giàu kinh nghiệm nhất.
4. Kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn
Nhà vệ sinh nên được thiết kế và xây dựng với kích thước tiêu chuẩn:
-
Kích thước hay diện tích nhà vệ sinh luôn là yếu tố được quan tâm đầu tiên trong kiến tạo không gian. Bởi một nhà vệ sinh với kích thước hợp lý sẽ mang đến cho anh/chị sự thoải mái khi sử dụng và hạn chế khí xấu lan tỏa ra các không gian khác nhau.
-
Vậy nên thiết kế nhà vệ sinh với diện tích bao nhiêu là hợp lý nhất?
Kích thước nhà vệ sinh thường có các thông số sau:
-
Kích thước nhà vệ sinh nhỏ: diện tích tối thiểu của một công trình vệ sinh dân dụng sẽ rơi vào khoảng từ 2,5-3m2. Kích thước này sẽ phù hợp với những nhà vệ sinh dưới chân cầu thang và cuối nhà. Những mẫu thiết kế nhà vệ sinh nhỏ như thế này chỉ đủ để bố trí các vật dụng cơ bản như bồn cầu, bồn rửa và vòi sen.
-
Nhà vệ sinh vừa: kích thước nhà vệ sinh vừa rơi vào khoảng 4-6m2. Ngoài các vật dụng cơ bản như bồn cầu, chậu rửa vòi sen thì với nhà vệ sinh vừa anh/chị có thể bố trí thêm các vật dụng khác như kệ tủ nhỏ, bồn tiểu cho nam.
-
Kích thước nhà vệ sinh lớn: có diện tích trên 10m2. On Home Asia tin rằng đây sẽ là diện tích nhà vệ sinh mà mọi gia đình mong muốn. Với diện tích này anh/chị có thể bố trí thêm nhiều tiện ích khác giúp mang lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
5. Có nên bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ không?
Xét về phong thủy, việc có nên làm phòng ngủ có nhà vệ sinh đòi hỏi sự tính toán cẩn trọng vì hai không gian tồn tại rất nhiều yếu tố xung khắc nhau. Việc có nhà vệ sinh trong phòng ngủ giúp đáp ứng nhu cầu cá nhân khi cần thiết. Tuy nhiên phòng ngủ là nơi thư giãn cần được yên tĩnh, sạch sẽ. Vậy để giải quyết vấn đề này, Hita đưa ra 4 lời khuyên, lưu ý cho các gia đình trong việc có nên làm nhà vệ sinh trong phòng ngủ:
-
Không nên đặt nhà vệ sinh hướng thẳng vào phòng ngủ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tác động không tốt đến tình cảm vợ chồng.
-
Không nên đặt giường ngủ bên dưới hoặc đầu giường tựa vào nhà vệ sinh gây ô nhiễm không gian phòng ngủ.
-
Hướng nhà không nên cùng hướng bồn cầu. Bởi phong thủy từ xa xưa cho rằng nếu đặt hướng nhà cùng hướng bồn cầu sẽ dễ sinh bệnh tật thường xuyên cho chủ nhà.
-
Nhà vệ sinh phải cần thiết kế có cửa sổ, ô thông gió, đủ ánh sáng, không khí lưu thông
-
Luôn giữ nhà vệ sinh sạch sẽ tránh không khí ẩm, mốc đồng thời sau khi sử dụng nhà vệ sinh nên đóng kín cửa.
6. Phong thủy nhà vệ sinh và những đại kỵ nhất định phải nhớ.
Một số đại kỵ cần nhớ trong phong thủy nhà vệ sinh:
-
Cửa nhà vệ sinh kỵ đặt đối diện với phòng ngủ: vì âm khí từ nhà vệ sinh lan vào phòng ngủ làm cho anh/chị dễ bị cảm mạo, nhiễu lạnh phổi.
-
Không kê giường ngủ sát tường nhà vệ sinh: vì nước ở trong đường nước nhà vệ sinh, và đọng lại trong toilet dễ khiến cho việc nghỉ ngơi, thư giãn của anh/chị dễ bị gián đoạn, giấc ngủ chập chờn, dễ thức giấc vào nửa đêm. Lâu dần dễ gây ra các bệnh về hệ thần kinh như rối loạn tiền đình, đau nửa đầu,...
-
Không bố trí nhà vệ sinh đối diện với cửa chính: như đã biết cửa chính là nơi đón nhận tất cả các dòng năng lượng tốt đẹp vào nhà. Nếu đặt cửa nhà vệ sinh đối diện cửa chính sẽ khiến tất cả các sinh khí tốt đẹp đều vào thẳng nhà vệ sinh khiến các không gian còn lại không nhận được năng lượng.
-
Phong thủy nhà vệ sinh và bếp: kỵ đặt bếp đối diện cửa nhà vệ sinh, vì bếp là nơi chuẩn bị và nấu thức ăn nuôi sống cả gia đình. Còn nhà vệ sinh là nơi chứa các chất thải sinh hoạt. Nếu đặt cửa nhà vệ sinh đối diện bếp dễ khiến cho vi khuẩn xâm lấn vào thức ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.
-
Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh kiêng đặt bếp và nhà vệ sinh nối liền: nhiều gia đình Việt thường ưa chuộng lối thiết kế nhà bếp sát nhà vệ sinh để tạo sự thuận lợi cho quá trình sinh hoạt và tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên, đây được xem là đại kỵ trong phong thủy nhà ở, bởi nếu đặt hai phòng này liền kề dễ gây ra hiện tượng Thủy Hỏa xung khắc. Khiến cho gia đạo không được êm ấm, thường xuyên xảy ra tranh cãi và bất hòa. Chưa kể, điều này còn phản khoa học dễ gây bệnh tật cho các thành viên trong gia đình.
-
Phong thủy nhà vệ sinh không được đặt đối diện với cầu thang đi lên: như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến vận thế và sức khỏe của các gia đình. Khí xấu đi xuống từ cầu thang sẽ đi thẳng vào nhà vệ sinh, gây tích thụ khí hôi độc hại.
-
Nhà vệ sinh kiêng đặt đối diện với cầu thang đi xuống: bởi như vậy sẽ làm cho các khí xấu, vi khuẩn từ nhà vệ sinh chảy xuống các khu vực khác trong nhà.
-
Cửa nhà vệ sinh không nên được làm từ chất liệu kính: nhà vệ sinh là không gian kín đáo vì vậy nên tránh sử dụng cửa kính.
-
Cửa nhà vệ sinh không nên mở quá lâu: nếu anh/chị để cửa nhà vệ sinh mở trong thời gian lâu sẽ khiến các khí xấu, khí hôi tràn qua các phòng khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tài vận của gia đình.
-
Không kê nền nhà vệ sinh cao hơn nền của các phòng khác: nhà vệ sinh vốn dĩ chứa nhiều uế khí nếu kê nền nhà vệ sinh cao hơn nền các phòng khác sẽ làm cho âm khí chảy ra các không gian khác. Vừa gây ô nhiễm không gian vừa phạm phải đại kỵ trong phong thủy nhà vệ sinh.
-
Kiêng đặt nhà vệ sinh bên trên hoặc bên dưới phòng thờ: do sự hạn chế về không gian nên nhiều gia chủ đã vô tình bố trí nhà vệ sinh ở dưới hoặc ở trên nhà vệ sinh. Chính điều này đã phạm một lỗi lớn trong phong thủy nhà vệ sinh. Bởi như vậy sẽ làm cho uế khí lan ra các không gian khác khiến cho không gian thờ tự trở nên dơ bẩn. Điều này dễ khiến bề trên nổi giận và giáng tai họa xuống gia đình.
-
Không bố trí các vật dụng sắc nhọn vào trong nhà vệ sinh: nhà vệ sinh vốn dĩ là không gian chật hẹp vì vậy nếu đặt các vật sắc nhọn vào nhà vệ sinh dễ xảy ra các va chạm gây tổn thương đến da thịt.
-
Không để nước rò rỉ trong nhà vệ sinh: theo quan niệm dân gian nước được coi là biểu tượng của tài lộc và may mắn. Việc để nước chảy trong nhà tắm được xem là sự thất thoát về tiền bạc.
-
Kiêng đặt nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm của căn nhà: khu vực trung tâm là một phần quan trọng trong phong thủy nhà ở. Khu vực này là nơi chỉ lan tỏa những năng lượng tốt và cần sự yên tĩnh và sạch sẽ. Vì vậy, nếu đặt nhà vệ sinh ở đây dễ khiến khí ẩm hôi lây lan khắp trong nhà vừa gây mất thẩm mỹ, vừa gây mất vệ sinh.
-
Nhà vệ sinh không đặt ở vị trí thanh long của của ngôi nhà: theo quan niệm của người xưa, vị trí bên trái của cửa nhà nhìn từ trong nhà ra ngoài đường là nơi mà Thanh Long cai quản. Đây là linh vật có màu xanh ngọc bích mang nhiều may mắn và tài lộc. Vì vậy tuyệt đối không bố trí nhà vệ sinh ở vị trí này, vì dễ khiến cho anh/chị bị bệnh tật, gặp tai bay vạ gió, làm ăn thất bại dẫn đến phá sản.
-
Không bố trí nhà vệ sinh gần phòng thờ: Theo phong thủy, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều thứ ô uế, không được sạch sẽ. Việc đặt bàn thờ gần nơi như vậy được xem là sự xúc phạm và thiếu sự tôn trọng với thần linh và tổ tiên. Điều này dễ khiến các bề trên nổi giận và giáng nhiều tai họa xuống gia đình, làm cho gia đình anh/chị dễ bị tán gia bại sản, bệnh tật triền miên,....
-
Không đặt nhà vệ sinh ở cuối hành lang: theo phong thủy, thiết kế nhà vệ sinh ở cuối hành lang là một loại “lộ xung sát”. Đây được xem là điềm đại hung khiến cho các thành viên trong nhà luôn gặp chuyện không yên ổn. Vì vậy, anh/chị chỉ nên bố trí nhà vệ sinh một bên hông của hành lang và thiết kế thêm một cửa sổ thông gió. Tuyệt đối không đặt nhà vệ sinh ở ngay phía cuối hành lang anh/chị nhé!
-
Đặt gương trong nhà vệ sinh: gương treo trong nhà vệ sinh không nên để chiếu thẳng vào các thiết bị vệ sinh, đặc biệt là bồn cầu. Tuyệt đối không nên bố trí gương chiếu thẳng vào người khi đang sử dụng tránh việc tạo ra ảo ảnh và không thoải mái.
7. Kết luận
Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp bạn có thể bố trí nhà vệ sinh vừa đẹp vừa phong thủy. Bên cạnh đó cũng đem đến những sự đồng bộ thiết kế nhà vệ sinh với các không gian khác trong ngôi nhà bạn.