Phong thủy giếng trời và những lưu ý giúp bạn hút tài lộc

1. Giếng trời có tác dụng gì?

 

Giếng trời được coi là một giải pháp kiến trúc mang tính khoa học dành cho những ngôi nhà hiện đại. Nó có thể thiết kế thành đa dạng hình dạng, tùy theo sở thích và thực tế diện tích nhà. Những căn nhà ống với đặc điểm mặt tiền tương đối nhỏ so với chiều sâu nên giếng trời thích hợp làm hình trụ. Đối với các mô hình nhà rộng lớn hơn như biệt thự thì có thể thiết kế theo hình xoắn ốc đầy độc đáo.

 

  • Đón nắng, đối lưu không khí. Việc bố trí giếng trời giúp tăng khả năng lấy sáng và tạo sự thông thoáng cho căn nhà. Bản chất của giếng trời chính là tạo sự đối lưu không khí từ dưới lên trên. Từ đó giúp việc trao đổi khí giữa bên trong và bên ngoài nhà diễn ra tự nhiên mà không cần dùng đến quạt và điện. Sự bí bách trong kiến trúc của những ngôi nhà khó lấy sáng từ bên hông được giảm bớt. 

 

  • Tiết kiệm điện năng. Nhờ có giếng trời, việc sử dụng ánh sáng nhân tạo vào ban ngày được hạn chế tối đa. Gia chủ có thể tiết kiệm một lượng điện năng tiêu thụ không nhỏ. Đồng thời còn giúp bảo vệ môi trường.
 
  • Mang thiên nhiên vào nhà. Việc bố trí tiểu cảnh, hòn non bộ ở phần đáy giếng trời giúp không gian nhà có thêm điểm nhấn bắt mắt. Nó mang lại bầu không khí trong lành, sinh động và đầy thư giãn. Nơi đây có thể trở thành “lá phổi” xanh của cả gia đình. Qua đó góp phần mang lại nguồn năng lượng, cải thiện sức khỏe cho các thành viên. 
 
2. Thiết kế phong thủy giếng trời hút may mắn, tài lộc
 
Phong thủy nói chung và phong thủy giếng trời nói riêng luôn được quan tâm khi thiết kế nội thất. Nó có tác động không nhỏ đến đời sống, sức khỏe, tài vận của các thành viên trong gia đình. Theo đó, giếng trời phải tuân theo luật âm dương và ngũ hành để tương sinh với ngôi nhà. Đặc biệt chú ý, nếu trong nhà bố trí nhiều hơn một giếng trời. Bạn cần thiết kế để hướng lưu thông giếng trời hợp lý. Tránh trường hợp bít đường khí lưu thông, chỉ luẩn quẩn trong nhà. 
 
3. Vị trí của giếng trời cần đảm bảo sự cân bằng sinh khí
 
Đối với những căn nhà diện tích rộng rãi, việc bố trí giếng trời theo phong thủy khá dễ dàng. Tuy vậy, đất xây dựng ngày càng thu hẹp, nhất là ở những thành phố, khu đô thị lớn. Do đó, khi thiết kế phong thủy giếng trời tại đây có phần khó khăn hơn. Nhất là với những ngôi nhà có hình dạng đặc biệt, không vuông vức. Dưới đây là một số chú ý bạn cần lưu tâm để đảm bảo sự cân bằng sinh khí của giếng trời.
 
4. Giếng trời phong thủy khi đặt ở trung cung ngôi nhà
 
phong thủy giếng trời, filethietke phong thủy giếng trời, phong thủy giếng trời filethietke, phong thủy giếng trời hút tài lộc, phong thủy giếng trời filethietke.vn
 
 
Khi bố trí giếng trời, bạn có thể lựa chọn đặt ở giữa nhà, cuối nhà hoặc sau nhà. Tuy vậy, để phong thủy giếng trời có thể phát huy được tối đa, nó thường được đặt ở trung tâm (trung cung) ngôi nhà. Đây là khu vực được xem là thuộc hành Thổ, cân bằng được năng lượng với các hành khác. Theo một trong hai nguyên tắc sau:
 
  • Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa.

 

  • Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.

 

5. Giếng trời phong thủy không đặt ở trung cung

 

phong thủy giếng trời, filethietke phong thủy giếng trời, phong thủy giếng trời filethietke, phong thủy giếng trời hút tài lộc, phong thủy giếng trời filethietke.vn

 

Giếng trời phát huy tác dụng và có ý nghĩa về mặt phong thủy tốt nhất ở vị trí trung cung khi ngôi nhà của bạn vuông vắn. Trong trường hợp không thể đặt ở vị trí này thì ta sẽ đặt ở những nơi khác phù hợp. Sao cho có thể sửa chữa những khuyết điểm của hình dạng lô đất đó. Ví dụ như gặp dạng nhà méo thì giếng trời nên đặt ở chính góc méo nhọn thuộc Hành hỏa. Theo quy luật phong thủy, Hỏa sinh Thổ. Khi đó không gian nhà sẽ có lại sự cân bằng, vuông góc. 

 

Nếu giếng trời thiết kế sau và nhà bạn bố trí cầu thang đi về một bên và đổi tầng. Hoặc dạng cầu thang lệch tầng thì có thể làm giếng trời dạng xiên. Nó cũng thuộc hành Hỏa sẽ sinh Thổ, vừa đảm bảo việc đi lại thuận tiện, an toàn. Vừa tăng sự thông thoáng, phát huy khả năng lấy sáng và lấy gió. 

 

6. Phong thủy giếng trời ở những khu vực cụ thể
 
6.1 Giếng trời gần phòng bếp
 
phong thủy giếng trời, filethietke phong thủy giếng trời, phong thủy giếng trời filethietke, phong thủy giếng trời hút tài lộc, phong thủy giếng trời filethietke.vn
 
Tại những căn nhà dài hẹp như nhà ống, nhiều người chọn thiết kế giếng trời ở gần phòng bếp. Nhất là với những gia đình bố trí khu bếp ở phía hậu. Việc này góp phần hỗ trợ việc thoát hơi nóng và lấy ánh sáng, gió cho phòng bếp nói riêng và các không gian khác nói chung. Nguyên tắc phong thủy nói chung có “tụ thủy tắc khí bất tán”. Ở đây có nghĩa là nước ngưng tụ là điều tốt nhưng không được để úng nước. Cần phải để nước chảy vào trong và luân chuyển để kích hoạt sinh khí, tránh ứ đọng. 
 
6.2 Giếng trời gần phòng ăn
 
Bố trí giếng trời gần phòng ăn cũng được nhiều gia chủ lựa chọn thiết kế. Ở vị trí này, theo phong thủy giếng trời, phòng ăn thuộc Mộc. Do đó bạn có thể sử dụng cây cảnh hoặc đài phun nước mini để Mộc và Thủy tương sinh. Ngoài ra khi đặt giếng trời ở đây, bạn nên thiết kế theo dạng ống hút thẳng đứng (Mộc sinh Hỏa). Cũng không được quên lắp đặt mái che trên đỉnh giếng phòng mưa, gió gây bẩn, hỏng hóc nhà cửa. 
 
Phần trang trí ở đáy giếng cũng rất quan trọng. Nó tạo ra một khung cảnh đầy lãng mạn và thư giãn cho các bữa ăn gia đình. Ví dụ như tiểu cảnh mini gồm cỏ cây, hoa lá, nước, đá sỏi,…mang đến cảm giác mát mẻ. Vào ban ngày thì giếng trời mở ra một không gian chan hòa với thiên nhiên. Nguồn sáng tự nhiên giúp cho phòng ăn thêm nổi bật, tô điểm cho không gian nội thất. Đêm xuống, kết hợp hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà mang đến vẻ đẹp rất riêng cho căn phòng. Đặc biệt nếu phòng ăn gia đình chọn tone màu trắng hay vàng nhẹ thì càng thêm nổi bật.
 
phong thủy giếng trời, filethietke phong thủy giếng trời, phong thủy giếng trời filethietke, phong thủy giếng trời hút tài lộc, phong thủy giếng trời filethietke.vn
 
6.3 Giếng trời gần phòng ngủ
 
Ngoài hai vị trí kể trên, thiết kế giếng trời gần hoặc ngay trong phòng ngủ cũng thu hút sự yêu thích của nhiều người. Phong thủy giếng trời cho thấy với cách bố trí này, bố cục nghiêng về Thủy và Mộc nhiều hơn. Bởi phòng ngủ thiên về cách trang trí nhẹ nhàng, tươi sáng để tạo sự dễ chịu cho giấc ngủ. Tuy vậy, bạn cũng không nên để giếng trời trống, không trang trí hay bọc khung giếng với sắt dày. Chúng vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, vừa không tốt cho chất lượng giấc nghỉ ngơi. 
 
Tốt nhất bạn nên để phần đáy giếng trời thông thoáng, trang trí bằng những vật liệu có tính chất gần gũi thiên nhiên (Thổ, Mộc, Thủy). Để đảm bảo an toàn thì có thể thiết kế thêm khung hoa sắt với đường nét tạo hình sinh động. Nó mang đến cảm giác trẻ trung, tràn đầy năng lượng tươi mới. Nếu bạn muốn đặt giếng trời bên trong phòng ngủ thì đừng quên lắp đặt rèm che. Bằng cách này bạn có thể điều chỉnh lượng ánh sáng mặt trời để dễ chịu hơn. Đồng thời vẫn có thể mở ra ngắm cảnh đêm khi muốn.
 
phong thủy giếng trời, filethietke phong thủy giếng trời, phong thủy giếng trời filethietke, phong thủy giếng trời hút tài lộc, phong thủy giếng trời filethietke.vn
 
 

 

TOP BÀI VIẾT

 HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN