Cách lãng phí tiền thứ nhất:
Một ngôi nhà gồm có hai phần: khung chịu lực hay còn gọi là phần thô (bao gồm: móng, cột, dầm sàn) và phần hoàn thiện (gồm tường xây và các chi tiết nhỏ khác). Ngôi nhà của bạn có vững chắc hay không là do khung chịu lực chứ không phải do phần tường xây.
Vai trò của khung chịu lực giống như bộ xương còn tường xây giống như phần da thịt trong cơ thể chúng ta vậy. Xương cốt mà không chắc thì không thể khỏe mạnh được. Điều này được thấy rõ ở tuổi thanh niên và tuổi già.
Đa số mọi người đều đầu tư mua loại gạch đỏ tốt nhất và tự nhủ với mình rằng như thế đã đảm bảo cho ngôi nhà tương lai bền vững, an toàn. Thực tế đã chứng minh, việc làm này giống như khoác thêm cho người già một chiếc ba lô nặng 30 kg thay vì đưa cho họ một chiếc gậy.
Theo các chuyên gia xây dựng, bạn đã lãng phí từ (10 – 15)% chi phí xây thô công trìnhkhi không sử dụng vật liệu xây nhẹ. Vấn đề là bạn hay ai khác phải thanh toán hóa đơn tăng thêm này?
Cách lãng phí tiền bạc thứ hai:
Tường gạch đỏ cường độ cao làm cho bạn tin rằng ngôi nhà mơ ước của mình vững chắc. Tuy nhiên có thể bạn chưa biết là cường độ cao đi đôi với nó là độ dẫn nhiệt lớn tức là bức tường không ngăn cản được tác động của thời tiết bên ngoài đến không gian trong nhà bạn. Ở miền Bắc nhiệt độ mùa hè có khi lớn hơn 40oC, vào mùa đông nhiệt độ xuống gần 0oc, với chiều dầy tường gạch đỏ thông thường là 110 mm làm cho nhiệt độ trong nhà khắc nghiệt như ngoài trời.
Giải pháp mà bạn đưa ra để bảo vệ gia đình thân yêu của mình? Sử dụng máy lạnh vào mùa hè và máy sưởi vào mùa đông? Đây là biện pháp tốt, rất hữu hiệu trong việc duy trì một môi trường sống thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên chi phí điện năng cho chúng thì rất tốn kém, hơn nữa hoạt động của nó không tốt cho môi trường sống của chúng ta. Theo các chuyên gia vật liệu xây dựng hàng đầu, khi sử dụng gạch bê tông nhẹ cho bức tường xây bạn có thể tiết kiệm tới 40% chi phí sử dụng điện năng cho các thiết bị này. Trong gia đình bạn, ai là người phải thanh toán hóa đơn tiền điện?
Cách lãng phí tiền bạc thứ ba:
Gạch đỏ có kích thước nhỏ và nặng nên việc vận chuyển, bốc xếp và thi công mất rất nhiều thời gian và khó có thể cơ giới hóa xây dựng được nên năng xuất lao động thấp, tiến độ thi công xây dựng công trình kéo dài.
Câu hỏi đặt ra là thời gian mà bạn dành ra để quản lý, tư vấn giám sát công trình và xử lý mọi việc liên quan là bao lâu? Khoảng thời gian kéo dài thêm này, mà đáng ra là khoảng thời gian bạn được nghỉ ngơi và vui chơi bên gia đình sau những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi có giá bao nhiêu? Bạn có phải là tỷ phú thời gian và sức khỏe không?
Cách lãng phí tiền thứ tư:
Gạch đỏ được sản xuất từ đất sét – một loại tài nguyên không tái sinh. Đất sét sau khi được nhào trộn với than (một loại tài nguyên không tái sinh khác mà Việt Nam đang dần cạn kiệt, trong thời gian sắp tới chúng ta phải nhập khẩu tài nguyên này) sau đó được tạo hình, sấy khô rồi nung trong lò nung tuynel hay lò thủ công. Sau quá trình này, chúng ta mất đi một lượng đất sét khổng lồ (theo thống kê với sản lượng như hiện nay, mỗi năm chúng ta mất đi diện tích đất sản xuất của một xã, phần còn lại của diện tích đất mất đi biến thành ao hồ, không thể canh tác được). Ngoài ra, trong quá trình nung còn thải ra các khí gây ô nhiễm cho môi trường như SO2, CO2… là nguyên nhân trực tiếp gây ra hạn hán, lũ lụt, động đất…mà chúng ta đã đang và sẽ chịu tác động với cường độ ngày càng lớn và thường xuyên hơn.
Trong tinh thần khẩn trương, nhiều tổ chức môi trường và các chính phủ trên thế giới nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống, đã bắt tay nhau cùng cam kết hành động. Tại nước ta, ý thức được tầm quan trọng về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã ký các quyết định như: Quyết định 567/QĐ-TTg – Về việc phê duyệt lộ trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020; Chỉ thị số 10/CT-TTg – Về việc tăng cường vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung; và gần đây nhất là Thông tư số 09/2012/BXD – về Quy định sử dụng vật liệu xây không nung, vữa khô trộn sẵn trong các công trình xây dựng.
Bạn mất tiền mua gạch đỏ, vô hình dung đã tiếp tay cho những kẻ phá hoại môi trường. Không những tài nguyên thiên nhiên quý giá của đất nước bị cạn kiệt, môi trường bị phá hủy kèm theo các thiên tai khủng khiếp như hạn hán, bão lụt, động đất, sóng thần…đây là “lợi nhuận” mà các bạn nhận được khi đầu tư sao? Chúng ta không cùng nhau hành động, con cháu chúng ta có quyền phán xét chúng ta? Bạn đã biết cái giá phải trả rồi chứ?
Cách lãng phí tiền thứ năm:
Một khi chúng ta phải đón nhận sự trừng phạt của thiên nhiên, các thiên tai như động đất, hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bức tường gạch đỏ có thể chống chịu được bao lâu? Nếu nó đổ trước khi công trình đổ, bạn có đảm bảo được an toàn cho bản thân và tính mạng của các thành viên trong gia đình thân yêu của mình không? Chi phí này không tính được bằng tiền phải không bạn?