Việc thiết kế phòng ngủ master tỉ mỉ nhằm đảm bảo không gian nghỉ ngơi tốt nhất cho gia chủ, đồng thời thể hiện phong cách sống và gu thẩm mỹ riêng biệt. Vậy phòng ngủ master có gì đặc biệt? Thiết kế phòng ngủ master cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
1. Phòng ngủ master là gì?
Phòng ngủ master (tiếng anh còn gọi là Master bedroom) là phòng ngủ chính của ngôi nhà và có diện tích lớn nhất. Được thiết kế ở vị trí đắc địa và có view đẹp nhất, dành cho gia chủ nghỉ ngơi và thư giãn. So với những phòng ngủ khác, phòng master có nhiều không gian để sinh hoạt riêng tư và phục vụ cho nhu cầu giải trí hằng ngày hơn hết. Bao gồm: phòng thay đồ, kệ tủ, góc xem tivi, bồn tắm và nhà vệ sinh riêng, khu vực làm việc,…
Vì là không gian riêng và có nhiều góc khác nhau, nên gia chủ thường rất chú tâm tới việc bố trí, thiết kế nội thất sao cho thể hiện được gu thẩm mỹ và cá tính riêng.
Phòng ngủ master là phòng ngủ chính, có diện tích lớn hơn so với các phòng ngủ khác
2. Phòng ngủ master phát triển như thế nào qua từng giai đoạn?
Phòng ngủ master có nguồn gốc từ đâu, xuất hiện từ khi nào?
Phòng ngủ master những năm 1700
Trong thời kỳ thuộc địa, các ngôi nhà ở Mỹ chỉ có duy nhất một phòng dùng để sinh hoạt. Phòng ngủ dường như là một khái niệm xa xỉ đối với người dân ở thời kỳ này. Một gia đình giàu có cũng không thiết kế phòng ngủ chính trong ngôi nhà.
Phòng ngủ master những năm 1800
Khi xã hội dần phát triển, con người trở nên giàu có hơn, nhà ở cũng trở nên khang trang hơn. Các ngôi nhà đã bắt đầu phân chia chức năng của từng phòng. Tuy nhiên, các gia đình giàu có mới thiết kế phòng ngủ riêng nhưng diện tích thường khá nhỏ.
Phòng ngủ master những năm 1900
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, xã hội đã chính thức ghi nhận sự xuất hiện của cụm từ “phòng ngủ chính” tại một ngôi nhà ở Hà Lan với 1 phòng ngủ, 1 phòng tắm riêng và 1 cửa sổ, tủ bếp tích hợp. Tuy nhiên, phòng ngủ trong giai đoạn này vẫn chưa phổ biến.
Sau khi cuộc chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, phòng ngủ mới bắt đầu được nhiều gia đình sử dụng, thiết kế cho ngôi nhà của mình. Bên cạnh đó, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm cho các sản phẩm máy lạnh, máy sưởi ra đời. Do đó, diện tích phòng ngủ chính tăng lên và đây chính là các phòng ngủ master sau này.
Phòng ngủ master những năm 2000
Với những ưu điểm sẵn có, phòng ngủ đã trở nên phổ biến hơn. Các gia đình quan tâm, chú trọng hơn đến việc thiết kế phòng ngủ dựa vào mục đích sử dụng và sở thích cá nhân.
3. Quy chuẩn thiết kế phòng ngủ master
Nhiều khách hàng cho rằng thiết kế phòng ngủ master phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Thực tế, các nhà kiến trúc sư cho biết không có một quy chuẩn có định nào về vấn đề này. Tuy nhiên, phòng ngủ master bắt buộc phải có 2 vật dụng cơ bản, đó là tủ quần áo và giường ngủ. Cách bố trí phòng ngủ master đẹp phụ thuộc nhiều vào cách thiết kế giường ngủ và tủ quần áo.
Gia chủ cần lưu ý cách bố trí giường ngủ và tủ quần áo khi thiết kế phòng ngủ master
Thiết kế giường ngủ
Phần lớn đầu giường ngủ thường được thiết kế thêm kệ dùng để đựng đồ. Trong phòng ngủ master, giường được làm từ chất liệu gỗ, khảm đá hoặc bọc da. Nếu sử dụng phong cách tân cổ điển, mẫu giường ngủ sẽ có nhiều họa tiết cầu kỳ, phức tạp hơn.
Thiết kế tủ quần áo
Gia chủ nên lựa chọn tủ quần áo có hình dáng phù hợp với giường ngủ. Loại tủ này thường dùng để đựng đồ đạc cá nhân nên tính thẩm mỹ được nhiều khách hàng quan tâm.
4. Diện tích phòng ngủ master là bao nhiêu là chuẩn?
Thường có diện tích tương đối lớn và được tích hợp nhiều góc chức năng. Bên cạnh đó, từ chất liệu, nội thất sử dụng đều thuộc hàng cao cấp tùy theo nhu cầu của chủ nhân căn phòng. Do đó, sẽ không có con số chính xác, cụ thể về yêu cầu diện tích của phòng master của một căn nhà.
Tuy nhiên, phần lớn khi thiết kế phòng ngủ master sẽ đảm bảo các không gian chức năng sau đây:
Diện tích tối thiểu của phòng ngủ master là 25m2 (dành cho chung cư, nhà phố);
Diện tích phòng ngủ master phổ biến là 30 – 40m2;
Hoặc với các công trình biệt thự sang trọng, penthouse hay duplex,... thì diện tích có thể lên tới 50m2.
Phân chia không gian: từ 18m2 – 20m2 dành cho không gian ngủ; 10m2 cho phòng thay đồ và 10m2 cho khu nhà vệ sinh và nhà tắm,…
5. Gợi ý 6 phong cách thiết kế phòng ngủ master đẹp
Dưới đây là các mẫu phòng ngủ master đẹp mà Quý khách hàng có thể tham khảo.
Thiết kế phòng ngủ master hiện đại
Nếu thiết kế phòng ngủ master hiện đại, gia chủ nên sắp xếp các món đồ cân xứng, đảm bảo tính hài hòa, màu sắc trang nhã để mang đến vẻ đẹp cuốn hút. Phong cách hiện đại làm cho phòng ngủ trở nên rộng rãi, thoáng mát hơn, đem đến không gian nghỉ ngơi riêng tư và gọn gàng cho chủ sở hữu.
Thiết kế phòng ngủ master theo phong cách hiện đại:
Mẫu thiết kế phòng ngủ master hiện đại đẹp có thể sử dụng một bức tranh chân dung hoặc tranh phong cách thiên nhiên để trang trí. Bên cạnh đó, một vài món đồ lưu niệm hoặc chậu hoa kết hợp cùng chiếc ga giường có màu sắc nhã nhặn cũng khiến phòng ngủ trở nên ấn tượng và thi vị hơn.
Phòng ngủ master theo phong cách tự nhiên, đơn giản
Mẫu phòng ngủ master đẹp theo phong cách đơn giản được nhiều khách hàng lựa chọn bởi bố cục chặt chẽ, hạn chế các chi tiết rườm rà, sử dụng đồ nội thất cơ bản. Cách thiết kế đơn giản, khỏe khoắn nhưng không kém phần tinh tế và hiện đại tạo nên sự thu hút cho người xem, đồng thời không gây cảm giác đơn điệu, nhàm chán.
Thiết kế phòng ngủ master theo phong cách tự nhiên, đơn giản
Phòng ngủ master ấm áp theo phong cách vintage
Phòng ngủ master phong cách vintage phù hợp với những khách hàng thích sự nhẹ nhàng, cá tính và có phần phóng khoáng. Với phong cách này, phòng ngủ sẽ có sự kết hợp hoàn hảo giữa tính hiện đại và nét cổ điển.
Nếu thiết kế phòng ngủ master theo phong cách vintage, gia chủ có thể mua mới hoặc tái chế các vật dụng đã qua sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí. Các vật dụng trang trí phòng ngủ master tiêu biểu bao gồm: rèm cửa làm từ chất liệu voan, cotton hoặc ren cách điệu; đồ vật cũ như gối tựa, đồng hồ, lọ hoa, tranh…
Thiết kế phòng ngủ master theo phong cách vintage
Thiết kế phòng ngủ sang trọng kiểu Bắc Âu
Phòng ngủ phong cách Bắc Âu thường sử dụng gam màu trắng để làm tăng độ tương phản. Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể sử dụng kết hợp màu trắng với các màu khác như xanh ngọc, xám nhẹ, đen, kem… giúp căn phòng tăng thêm trẻ trung và nổi bật.
Trong phong cách Bắc Âu, các vật dụng dùng để trang trí thường làm từ chất liệu gỗ, đá hoặc lông thú. Việc sử dụng các chất liệu này làm cho ngôi nhà trở nên ấm cúng và tràn đầy sức sống.
Thiết kế phòng ngủ master theo phong cách Bắc Âu
Thiết kế phòng ngủ master theo phong cách cổ điển
Mẫu phòng ngủ master tân cổ điển gắn liền với những họa tiết hoa văn cầu kỳ, hình khối rõ ràng, phù điêu đắp nổi tinh xảo… Các đồ nội thất trong phòng ngủ master cổ điển như tủ đầu giường, tủ quần áo, giường ngủ… thường làm từ gỗ tự nhiên kết hợp đá cao cấp, bọc da hoặc vải.
Thiết kế phòng ngủ master theo phong cách cổ điển
Thiết kế phòng ngủ master phong cách tân cổ điển
Phòng ngủ 30m2 khá phù hợp để thiết kế nội thất theo phong cách tân cổ điển. Lựa chọn phong cách này, gia chủ sẽ cảm nhận được sự tinh tế, thanh lịch khi bước vào phòng. Khi trang trí phòng ngủ, chủ nhà có thể sử dụng các món đồ nội thất làm từ gỗ tự nhiên với những họa tiết hoa văn đơn giản. Ngoài ra, các gam màu sáng sẽ giúp phòng ngủ trông rộng rãi và thoáng đãng hơn.
Thiết kế phòng ngủ master theo phong cách tân cổ điển
6. Kinh nghiệm bố trí nội thất phòng ngủ đẹp
-
Màu sắc: Với phòng master nên chọn những tông màu nhẹ nhàng, trung tính như xanh, xám, kem, trắng,... để căn phòng trở nên sang trọng và tinh tế hơn. Màu sắc nội thất phải đảm bảo sao cho hài hòa với màu sắc căn hòng. Các gam màu như vàng đồng, nâu hay đen… sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc bố trí và trang trí nội thất cho căn phòng mang hơi hướng hiện đại.
-
Ánh sáng: Tùy vào loại nhà, nếu nhà phố, phòng ngủ master thường được bố trí hướng ra vườn tạo không gian thoáng đãng và trong lành. Với căn hộ chung cư, phòng master sẽ được thiết kế với các cửa sổ lớn, để có thể đón trọn nguồn sáng tự nhiên và hướng gió bên ngoài để phòng không bí bách. Bên cạnh đó, nếu cần thiết, bạn nên nên lắp thêm đèn vừa tăng nguồn sáng vừa tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng.
-
Nội thất phòng ngủ: Yếu tố tiện nghi thường được đặt lên hàng đầu khi thiết kế phòng master. Ngoài các đồ nội thất như: bàn trang điểm, toilet, không gian đọc sách và làm việc hay phòng thay đồ riêng... bạn có thể đặt thêm ghế sofa để thư giãn lúc tan ca hoặc đọc sách cuối tuần.
-
Trang trí và bố cục: Những đồ decor như: tranh treo tường, đèn ngủ, thảm trải sàn,... sẽ giúp cho căn phòng trở nên sang trọng, có điểm nhấn hơn. Bạn cũng có thể thử cách bố trí phòng tắm và không gian làm việc song song để giúp căn phòng gọn gàng và rộng rãi hơn.
-
Phong thủy: Phong thủy là một trọng yếu tố quan trọng không kém khi thiết kế nhà ở, bao gồm phòng ngủ. Hãy đảm bảo chọn hướng tốt, màu sắc hợp bản mệnh,... để giúp giữ sức khỏe và thu hút tài lộc cho gia chủ cũng như gia đình.
7. Lưu ý khi thiết kế phòng ngủ master
Để thiết kế phòng ngủ master đẹp, gia chủ nên lưu ý những điểm sau:
-
Giường ngủ: KHÔNG đặt giường đối diện cửa nhà vệ sinh hay hành lang đi lại hoặc cửa sổ,... để tránh bị ảnh hưởng bởi ánh sáng và tiếng động vào đêm.
-
Màu sắc: NÊN chọn các tone màu hợp phong thủy để đem đến vượng khí tốt lành cho gia chủ và thành viên trong gia đình
-
Cụ thể: Lên danh sách chi tiết các đồ nội thất, đồ trang trí phòng ngủ giúp chủ nhân xác định trước chi phí và tiết kiệm thời gian mua/bán
-
Linh hoạt: Trong kiến trúc nhà truyền thống, thường có thanh xà ngang. Tuy nhiên, với phòng ngủ hiện đại, phòng ngủ master bạn nên sử dụng trần thạch cao để tăng tuổi thọ và tính thẩm mỹ.
-
Hạn chế: Tránh những điều cấm kỵ trong thiết kế phòng ngủ, để tránh những điều xui xẻo hay vận rủi.
Trên đây là những gợi ý thiết kế phòng ngủ master đẹp, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình làm mới không gian sống.