Kích thước nhà ở theo phong thủy luôn là một trong những yếu tố được nhiều người mua nhà, xây nhà quan tâm đến. Theo quan niệm của người xưa, kích thước nhà theo phong thủy không chỉ hỗ trợ gia chủ buôn may bán đắt, làm ăn phát tài mà còn giúp gia đình bình an, hạnh phúc. Vậy làm thế nào để tính chiều dài nhà theo phong thủy đúng chuẩn? Hãy cùng Filethietke.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Kích thước chiều dài nhà ở theo phong thủy
Ngày xưa, gia chủ thường có xu hướng xây nhà hoặc mua nhà theo kiểu 5 gian, 3 gian để tính kích thước nhà theo phong thủy với mong muốn cầu bình an, may mắn và tài lộc.Tuy nhiên ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội và sự du nhập của các lỗi kiến trúc mang hơi hướng phương Tây, đã thoải mái hơn trong việc lựa chọn nhà ở cũng như diện tích nhà tuy nhiên các kích thước vẫn cần theo chuẩn phong thủy. Do đó chỉ cần kích thước nhà ở phù hợp với lô đất và đảm bảo tính thẩm mỹ là đã ổn định.
Mặt bên nhà
Nhưng kích thước nhà ở theo phong thủy bao nhiêu là chuẩn, được người xưa xác định như sau:
Những ngôi nhà xưa thường lấy bước đi thay cho thước để làm đơn vị đo chiều dài. Dựa trên thước gỗ của bộ công thời cổ đại, quy định 4 thước 5 tấc bằng 1 bước, 9 thước bằng 2 bước (quy đổi: 1 thước = 0,4m; 1 bước = 1,8m).
Theo phong thủy, 1 bước là kiến (nguyên cát), 2 bước là trừ (minh đường), 3 bước là mãn (thiên hình), 4 bước là bình (quyển thiệt), 5 bước là định (kim quỷ), 6 bước là chấp (thiên đức), 7 bước là phá (xung sát), 8 bước là nguy (ngọc đường), 9 bước là thành (tam hợp), 10 bước là thu (tặc kiếp), 11 bước là khai (sinh khí), 12 bước là bế (tai họa).
Nếu nhà có chiều rộng lớn hơn chiều dài, chiều dài ngôi nhà không phạm vào số bước 3, 4, 10, 12. Nếu nhà có chiều dài lớn hơn chiều rộng, chiều dài phải dựa vào số bước 2, 5, 6, 11. Nếu số bước trong nhà thuộc số 2, 5, 6, 8, 11, 1 thì may mắn.
Cách xác định kích thước nhà ở theo phong thủy
Để xác định kích thước nhà ở, bạn có thể tham khảo 2 cách dưới đây:
Cách 1: Diện tích nhà ở phụ thuộc vào tổng số tuổi các thành viên trong gia đình.
Đơn cử, một gia đình gồm có người chồng 35 tuổi, người vợ 30 tuổi, đứa con lớn 10 tuổi và đứa con nhỏ hơn 5 tuổi. Lúc này, tổng số tuổi của các thành viên 80 x 1,1 = 88, tức tổng diện tích nhà ở là 88m2.
Diện tích phòng dành cho bé trước tuổi đi học khoảng 10m2
Cách 2: Diện tích nhà ở phụ thuộc diện tích không gian dành cho mỗi thế hệ.
Diện tích nhà ở sẽ được phân chia như sau: diện tích dành cho vợ chồng 50m2, trẻ ở trước tuổi đi học là 10m2/đứa, trẻ học cấp 1 đến cấp 3 là 15m2/đứa, sinh viên và người già là 20m2/người.
Trên đây chỉ là hai cách tính tham khảo dành cho nhu cầu cơ bản, ở vừa đủ. Trên thực tế, nguyên tắc khi xây dựng nhà ở “rộng mà không bỏ trống, hẹp mà không chật chội” để làm sao mọi thành viên gia đình cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất.
Do đó, diện tích nhà ở còn phụ thuộc vào công năng sử dụng của mỗi gia đình.
Diện tích nhà ở theo công năng sử dụng
Diện tích phòng khách
Diện tích phòng khách nhà chung cư sẽ rơi vào khoảng 12m2 đối với chung cư 50m2 – 60m2.
Diện tích phòng khách nhà ống sẽ dao động trong khoảng 15m2 – 18m2.
Diện tích phòng khách biệt thự 20m2 – 25m2 đối với biệt thự nhỏ; 25m2 – 30m2 đối với biệt thự rộng và 30m2 – 40m2 đối với biệt thự lớn.
Diện tích phòng ngủ
Diện tích phòng ngủ đơn tối thiểu khoảng 12m2.
Diện tích phòng ngủ có toilet dao động trong khoảng 15m2 – 18m2.
Diện tích phòng ngủ master trong khoảng 20m2 – 25m2.
Diện tích phòng bếp
Đối với phòng bếp chỉ dành cho mục đích nấu nướng, diện tích bếp sẽ khoảng 10m2.
Đối với phòng bếp tích hợp thêm phòng ăn sẽ có kích thước lớn hơn dao động trong khoảng 12m2 - 20m2.
Diện tích phòng thờ
Diện tích phòng thờ thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí đặt bàn thờ, tổng quy mô diện tích nhà ở nhưng thông thường nếu căn nhà đủ rộng, diện tích bàn thờ thường dao động từ 5m2 – 15m2 tùy mỗi nhà.
Diện tích nhà vệ sinh
Diện tích nhà vệ sinh loại nhỏ khoảng 2m2 - 3m2.
Diện tích nhà vệ sinh loại vừa khoảng 4m2 -5m2.
Diện tích nhà vệ sinh loại lớn khoảng từ 10m2 trở lên.