Trong tình hình xã hội phát triển như ngày này, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng mạnh khiến cho ngành xây dựng cũng phát triển không kém. Tuy nhiên,xã hội ngày càng phát triển yêu cầu con người càng phải nâng cao trình độ để thích nghi với nó, do đó, khi ra trường, các bạn cũng nên chuẩn bị cho mình những kỹ năng thật cần thiết để làm việc hiệu quả và tạo ra thu nhập cho chính bản thân mình. Và mình xin chia sẻ với các bạn một số kỹ năng cơ bản cần thiết ở một kỹ sư xây dựng trước khi bước vào nghề:
1.Yêu cầu cơ bản và cần thiết: phải biết đọc, bóc tách khối lượng bản vẽ, sử dụng được phần mềm để thống kê thép và làm được Dự Toán là căn bản nhất của mỗi người kỹ thuật xây dựng.
Thật đáng buồn nếu như một người kỹ thuật/kỹ sư xây dựng mà lại không biết đọc bản vẽ. Nếu như bạn không biết đọc bản vẽ thì cũng coi như bạn học trong trường ra mà vẫn bị “mù chữ” bởi vì, bản vẽ là ngôn ngữ giao tiếp chính của người kỹ thuật. Ngôn ngữ chung của người kỹ thuật – người thiết kế và chủ đầu tư. Khi vào công việc, ta chỉ nói trên cơ sở bản vẽ thiết kế. Đọc bản vẽ yêu cầu bạn những gì ? Yêu cầu bạn nắm bắt được những thông tin mà người thiết kế muốn truyền tải vào đó, hiểu được quy mô, tính chất công trình mình sắp thi công, hình dung được những công việc cần phải làm để hoàn thành công trình. Tương tự, bạn cũng phải bóc tách được khối lượng từ bản vẽ thì mới có cơ sở để thi công, bố trí vật tư, thiết bị và nhân lực thi công.
Xem chia sẽ của Tiễn sĩ Lưu Nguyễn Nam Hải
2.Có thể tự thiết kế công trình độc lập và thành thạo là điểm mấu chốt tăng thu nhập cho bạn:
Bạn là kỹ sư xây dựng, bạn phải biết tính toán kết cấu cho công trình, khi tính toán xong các bạn phải biết triển khai ý tưởng triển khai bản vẽ ra (Móng, cột, dầm sàn...). Hơn nữa, bạn cũng có thể thiết kế kiến trúc cho các công trình đơn giản, cấp IV chẳng hạn. Bạn có thể nhận thiết kế thêm các nhà dân, các công trình nhỏ theo mối quan hệ của bạn và làm cộng tác viên với một công ty tư vấn thiết kế nào đó.
Để làm được điều này, mình khuyên các bạn nên theo học lớp họa viên kiến trúc , họa viên kết cấu họ sẽ trang bị cho bạn những kỹ năng tốt nhất để bạn có thể …chiến đấu một mình được. Ngoài ra, bạn cũng có thể theo học thêm lớp PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN KẾT CẤU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, sử dụng phần mềm phân tích kết cấu ( ETAB, SAP2000, EXCEL...)
Nếu bạn có thể thiết kế các công trình nhà ở dân dụng, công nghiệp… và có thể thực hiện các khâu từ thiết kế kiến trúc, kết cấu, bóc tách khối lượng, lập dự toán một cách độc lập và chuyên nghiệp . Mình tin chắc rằng thu nhập của bạn….không dưới 2 con số 1 tháng.
Xem chia sẽ của Tiễn sĩ Lưu Nguyễn Nam Hải
3. Tiếng anh chuyên ngành xây dựng là vấn đề thiết yếu.
Nếu bạn có nền tảng có căn bản về vốn ngoại ngữ rồi thì mình khuyên các bạn hãy phát triển nó lên, ngành xây dựng mà bạn có vốn ngoại ngữ thì Lương của bạn được tính bằng USD đấy những công ty liên doanh, những công ty lớn về xây dựng trả mức lương rất…đỉnh cho kỹ sư có năng lực. Tuy nhiên, để đặt chân vào những đơn vị này, điều đầu tiên bạn cần biết đó là…ngoại ngữ.
Hơn nữa, những công nghệ thi công tiên tiến, mới nhất hiện nay đều từ nước ngoài về, các giám sát của những công trình, dự án lớn đều là người nước ngoài. Do đó, vấn đề ngoại ngữ rất quan trọng và cần thiết hãy cố gắng vì thu nhập của mình và sự phát triển của bản thân.
4. Kỹ năng mềm.
Không chỉ trong ngành xây dựng mà trong tất cả các ngành nghề khác trong xã hội này đều cần có những kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, thông cảm, chia sẽ... nói tóm lại là những kỹ năng mềm. Và tiếc một điều là ở môi trường học tập bạn rất ít được dạy những kỹ năng này. Và để tồn tại và phát triển được, bạn phải cố rèn luyện. Ngoài ra, ngành xây dựng cần có kỹ năng kết hợp làm việc nhóm rất cao. Vì chắc chắn bạn không thể nào làm được việc gì ở công trình xây dựng một mình ngoài giữ cổng.
Khả năng lảnh đạo là điều cuối cùng bạn cần phải có nếu muốn phát triển nhanh. Nếu bạn chỉ giỏi chuyên môn, bạn sẽ là người đi làm. Nhưng nếu có thêm khả năng lãnh đạo bạn sẽ sớm thành người quản lý.
5. Và tôi khuyên các bạn
Đừng bao giờ lấy cái bằng ra để hơn thua mà nên lấy kiến thức để làm nền tảng cho bản thân. Cố gắng làm tất cả những gì có thể làm một cách thành thạo nhất. Vì bạn sẽ chẳng thể kiểm tra hay hướng dẫn ai được khi chính bản thân bạn không biết làm việc đó như thế nào. Ngày tôi ngồi đây viết những dòng này, tôi đã làm gần như tất cả những gì một người công nhân xây dựng đang làm ngoài công trường.