Bàn về việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng những năm gần đây tại Hà Nội

Chúng ta đã biết, quy hoạch xây dựng là bộ môn khoa học tổng hợp của nhiều ngành khoa học khác nhau, như: khoa học về địa lý tự nhiên nghiên cứu về điều kiện đất đai, thủy văn, môi trưởng, khí hậu, thời tiết; khoa học nghiên cứu và dự báo tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… là cơ sở để định ra vị trí xây dựng một đô thị, định hướng phát triển của đô thị cho trước mắt và lâu dài.

quy hoạch,xây dựng,đô thị

Từ xưa đến nay, các đế chế xây dựng thành quách cho đến việc hình thành và phát triển của đô thị trên thế giới đều tuân theo các nguyên tắc đó, ngay ở Việt Nam với bài “chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn với hơn hai trăm chữ đã cho thấy việc chọn Thăng Long là thủ đô của đất việc đã bao hàm đầy đủ sự nghiên cứu về đất đai, khí hậu, thiên nhiên và chiến lược quốc phòng trong việc giữ nước và xây dựng nước và từ đó chúng ta có Hà Nội ngàn năm văn hiến và chúng ta vẫn tự hào về công trình ngàn xưa để lại là Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây và 36 phố phường… được nhiều thời kỳ, nhiều đời lưu giữ, tôn tạo.

Đành rằng trên thực tế, công tác nghiên cứu xây dựng đô thị của người thời nay có phần nào thiếu sâu sắc và trách nhiệm cá nhân như người xưa, nhưng hàng trăm đô thị trên đất nước ta đều được các nhà tư vấn dầy công nghiên cứu, rồi trải qua bao nhiêu hội đồng tư vấn, hội đồng thẩm định, sau mới trình cấp thẩm quyền phê duyệt, tốn bao tiền của, công sức. Nhưng trong quá trình thực hiện ở một số nơi, những người có trách nhiệm đã tùy tiện điều chỉnh quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt dẫn đến đô thị phát triển lộn xộn, mất định hướng.

Nói về đô thị Hà Nội, đô thị ngàn năm Văn hiến. Được biết trước năm 2000, từng quận, từng phường của Hà Nội đã có quy hoạch chi tiết 1/2000 được phê duyệt. Đành rằng quy hoạch lúc đó còn nặng về quy hoạch giao thông và quy hoạch sử dụng đất, thiết kế đô thị chưa có nhưng với hệ thống bản đồ quy hoạch đó đã làm cơ sở để cấp phép xây dựng cho người dân, tổ chức xây dựng một thời kỳ.

quy hoạch,xây dựng,đô thị

Sau khi sáp nhập Hà Nội với Hà Tây, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch xây dựng Hà Nội mới. Quy hoạch chung Hà Nội đã được nghiên cứu hàng năm, với nhiều tổ chức tư vấn kể cả tư vấn nước ngoài, hàng trăm cuộc họp của các Bộ, Ngành, các cuộc họp thẩm định và quy hoạch chung Hà Nội được Chính phủ phê duyệt, đành rằng với thời gian nghiên cứu ít, cơ bản quy hoạch chung tôn trọng hiện trạng, và đặc biệt cơ bản giữ nguyên hơn 700 khu đô thị đã được chính quyền Hà Nội lúc đó đã phê duyệt. Những xét về thực tế và khoa học và dù như thế nào thì Hà Nội đã có định hướng một quy hoạch xây dựng chung, làm cơ sở để các bước nghiên cứu quy hoạch tiếp theo đó là cơ sở định hướng xây dựng thủ đô. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng xây dựng lộn xộn, tùy tiện như hiện nay để rồi các cấp thẩm quyền, người dân và bản thân các đồng chí Lãnh đạo đứng đầu thành phố cũng phải nói rằng tình hình xây dựng quá lộn xộn và không còn quy hoạch. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có một số nguyên nhân chính cần được sớm khắc phục:

Thứ nhất: Sau khi quy hoạch xây dựng chung thủ đô được phê duyệt, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho UBND thành phố Hà Nội, khẩn trương lập, phê duyệt quy hoạch phân khu. Mặc dù nhiều năm đã trải qua, nhưng đến nay các quy hoạch phân khu còn chưa được lập và phê duyệt phủ kín trên toàn địa bàn thành phố. Vấn đề ở đây là thiết kế quy hoạch phân khu hiện nay có phù hợp với quy hoạch chung được phê duyệt không? Liệu có trường hợp nào thiết kế phân khu đang điều chỉnh để hợp thức với các dự án đã xây dựng trái với quy hoạch chung?

Mặt khác theo quy hoạch chung, thành phố Hà Nội có những đô thị vệ tinh tại các huyện ngoại thành, đất đai các huyện là đất đai phát triển đô thị theo kế hoạch sử dụng đất và theo kế hoạch phát triển đô thị của thành phố đã được pháp luật quy định. Thế nhưng hiện tại các huyện của thành phố lại có hàng trăm quy hoạch xây dựng nông thôn mới được lập và được UBND huyện quy duyệt, … điều đáng nói là hai loại quy hoạch này lại có nhiều điểm chồng chéo lẫn nhau như tại 1 vị trí, quy hoạch này thì xác định là chợ, quy hoạch kia thì không phải, dẫn đến khiếu kiện gay gắt của người dân, không chỉ có chợ mà nhiều công trình khác cũng tương tự như vậy. Vậy thì chính quyền cấp huyện và người dân thực hiện quy hoạch nào?

Vấn đề thứ 2 là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đó là vấn đề điều chỉnh quy hoạch.

Việc quy hoạch xây dựng được điều chỉnh là chuyện bình thường, mục đích để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của từng tỉnh, từng vùng và cả đất nước theo từng giai đoạn. Điều đó đã được quy định rõ tại Luật Xây dựng dựng năm 2003 và Luật quy hoạch đô thị năm 2009 đã có cả chương IV (từ Điều 46 đến Điều 52) quy định về rà soát quy hoạch đô thị; về điều kiện điều chỉnh quy hoạch đô thị, nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch đô thị, các loại điều chỉnh quy hoạch đô thị, về trình tự điều chỉnh tổng thể quy hoạch đô thị, trình tự điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, điều chỉnh với một lô đất trong khu vực quy hoạch. Như vậy pháp luật quy định rất đầy đủ về công tác điều chỉnh quy hoạch.

Đặc biệt là vấn đề thầm quyền điều chỉnh quy hoạch, về nguyên tắc pháp luật – Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung, trong quy hoạch chung đã quy định về chi tiêu dân số, mật độ sử dụng các loại đất, chức năng khu đất – khi được phân cấp phê duyệt quy hoạch phân khu hay quy hoạch chi tiết một khi vực đô thị nào đó mà các chỉ tiêu quy hoạch bị thay đổi thì không thể không xin Thủ tướng chính phủ điều chỉnh – điều nay trong lịch sử điều chỉnh quy hoạch Hà Nội chưa bao giờ xảy ra vì thực tế hiện nay quy hoạch chung mà Thủ tướng phê duyệt đã bị biến dạng.

Mặc khác, qua kiểm tra hàng năm dự án đầu tư xây dựng, chủ yếu là dự án kinh doanh bất động sản, thì có thể nói hầu hết là việc điều chỉnh tùy tiện, sai về thẩm quyền điều chỉnh và trình tự thủ tục điều chỉnh quy hoạch, có những dự án đầu tư từ khi khởi công đến khi hoàn thành tại địa bàn thành phố điều chỉnh đến 4 , 5 lần, dân số tăng gấp 2 đến 3 lần hoặc cao hơn nữa so với phê duyệt ban đầu, do điều chỉnh tăng tầng cao, tăng mật độ xây dựng giảm đất cây xanh công cộng và đất công trình hạ tầng kỹ thuật. Việc điều chỉnh chỉ cần một văn bản đề nghị của Chủ đầu tư, rồi thông qua một văn bản của văn phòng ủy ban thông báo ý kiến của một ai đó Lãnh đạo thành phố là đồng ý với đề nghị của Sở KTQH và ủy quyền cho Sở KTQH thành phố phê duyệt tổng mặt bằng – thế là “một vụ” điều chỉnh đã xong và còn là hợp pháp. Nhiều năm trước đây và đến bây giờ công tác điều chỉnh quy hoạch đã thành thói quen không tuân thủ pháp luật.

Đã là nhà đầu tư thì luôn mong muốn đầu tư có lãi, việc xin thay đổi mục đích sử dụng đất, xin tăng mật độ xây dựng, xin tăng chiều cao xây dựng công trình…. Là chuyện bình thường, vấn đề ở đây là những người quản lý, những người được Đảng, Nhà nước và nhân dân được giao trọng trách trong công tác quản lý, xây dựng đô thị, chúng ta có cả một bộ máy đồ sộ, vậy những người đó có biết pháp luật quy định về công tác điều chỉnh quy hoạch như đã nêu ở trên không? Mọi chuyện vi phạm xảy ra chỉ Chủ đầu tư xây dựng công trình là gánh cả và các người có trọng trách không ai bị xử lý, thế là câu chuyện điều chỉnh quy hoạch đã kéo dài nhiều năm và nay vẫn tiếp tục con đường cũ.

Nói về pháp luật, Luật Xây dựng năm 2003 có một Chương quy định về quy hoạch xây dựng, Luật quy hoạch có cả một chương IV gồm 7 Điều chỉ quy định về việc điều chỉnh quy hoạch, vấn đề ở đây là trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc thực thi pháp luật và cụ thể là những người đã ký hàng trăm các văn bản điều chỉnh quy hoạch các năm qua.

Bộ luật Hồng Đức xưa có một quy định ngắn về quản lý xây dựng rằng “các công trình xây dựng nhà ở thì việc mở cửa sổ không được cao hơn kiệu vua”. chỉ vậy thôi qua xem lại những công trình cổ hoặc những bức tranh Hà Nội xưa ta thấy việc đó được thực hiện một cách nghiêm ngặt, nếu vi phạm có thể bị xử trảm.

Tại Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT- BXD-BCA ngày 07/7/2007 đã quy định “người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nhưng thực hiện không đúng thẩm quyền, hoặc đúng thẩm quyền nhưng không đúng trình tự thủ tục gây thiệt hại tài sản của nhà nước, tổ chức, công dân, gây ảnh hưởng xấy về an ninh trật tự thì bị xử lý theo pháp luật hình sự”

Để chấn chỉnh tình hình điều chỉnh quy hoạch của thành phố Hà Nội có lẽ chỉ có tướng Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cần “ra tay” một vài vụ điều chỉnh cụ thể để chấn chỉnh; bởi tất cả những vấn đề nêu ra trong bài viết này là những vấn đề có thật qua tổng kết hàng chục các cuộc thanh tra quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội

 

TOP BÀI VIẾT

 HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN