Bản vẽ thiết kế nhà thờ họ(nội tộc) Từ Đường

Nhà thờ họ là một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ và để thiết kế được một nhà thờ họ hoàn chỉnh ngoài kiến thức về xây dựng cần phải có những kiến thức về văn hóa, tính ngưỡng đặc trưng riêng của từng vùng miền. 

nhà thờ họ,từ đường,nội tộc

Phối cảnh nhà thờ họ​


Cội rễ, gốc gác với nhiều người Việt Nam thật đơn giản mà ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với gốc đa, giếng nước, sân đình, những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam, cội rễ với đa phần người Việt còn là sự gắn kết và tiếp nối của bao thế hệ qua những bộ gia phả, nhà thờ họ. Gia phả và nhà thờ họ là điểm tựa tinh thần của hiện tại từ quá khứ.

Kiến trúc truyền thống của người Việt có rất nhiều loại hình, trong đó có loại hình kiến trúc Nhà thờ họ. Kiến trúc Nhà thờ họ mang những đặc điểm riêng có so với các loại hình kiến trúc khác.

Về hình thức kiến trúc, Nhà thờ họ khá gần gũi với kiến trúc nhà ở dân gian. Về công năng, Nhà thờ họ là công trình tín ngưỡng để thờ tổ tiên. Đây là hai yếu tố chính tạo nên phong cách kiến trúc của
 

nhà thờ họ,từ đường,nội tộc

Nhà thờ họ.

 

nhà thờ họ,từ đường,nội tộc
Thiết kế phối cảnh nhà thờ họ​
 


Các con cháu dòng dõi trong một họ thiết kế, xây dựng chung một nhà thờ Thủy Tổ gọi là mỗ tộc từ đường (Trần tộc, Nguyễn tộc, Lê tộc, Vũ tộc, Đặng tộc, Phạm tộc, Lưu tộc …). Khi xây dựng xong nhà thờ ấy chỉ thờ riêng một Thủy Tổ, khi tế tự thì lấy các tổ tông biệt chi, biệt phái mà phối hưởng. Có họ không thiết kế xây dựng nhà thờ thì xây một cái bàn lộ thiên kiên cố, dựng bia đá ghi tên thụy hiệu các tổ tiên để khi tế tự thì ra tại đó mà tế. Có họ thì làm nhà thờ để cho chi trưởng nam đời đời hương hỏa, chi trưởng nam tuyệt thì mới chuyển sang cho chi thứ.

Những họ về chi khác nhau, cũng thiết kế xây dựng nhà thờ tổ tông trong bản chi, gọi là bản chi từ đường.

Những gia đình dòng họ phú quý có gia từ, phụng thờ cao, tằng, tổ, khảo tại bàn chính giữa ( hay gian giữa), các bàn bên cạnh ( hay các gian bên ) thì thờ Thổ công, Táo quân, Nghệ sư, Bà cô, Ông Mãnh …

Nhà Từ đường đã có từ xa xưa, có lẽ từ khi chúng ta có nghĩa gia tộc và có tục thờ cúng tổ tiên. Phần nhiều các nhà Từ đường xưa đều được xây dựng bằng gạch, theo lối kiến trúc đình miếu: chạm trổ ở nóc (thường là hình mặt nhật hay hình mặt nguyệt), góc mái hình lưỡi đao; phía trước có sân gạch, hàng rào, cổng ngõ; phía sau có công trình phụ và vườn tược. Nội thất của nhà Từ đường rộng rãi với nhiều đồ chạm trổ kỳ khu và sơn son thếp vàng rực rỡ. Không gian đó được đóng lại bằng hàng cửa bàn khoa, hay hàng cửa ván gỗ sơn nâu hoặc đỏ. Nhà Từ đường khác với nhà ở là phía trước nhà có hàng cột vôi vữa đắp liễn đối, quanh sân có trồng nhiều bụi hoa trang, hoa điệp đủ mầu sắc và cái nhà ngõ thường đóng kín để tạo vẻ thâm nghiêm cho ngôi nhà thờ.

Từ đường là nơi chốn tâm linh của một tộc họ. Ở đó, dòng họ thờ các vị cao tằng thủy tổ và các tiên linh khác của họ tộc. Mỗi vị có thần chủ hoặc bài vị đặt trên bàn thờ. Ðọc thần chủ, bài vị, mới biết vị nào cũng có công trạng; hoặc với nước, hoặc với địa phương, ít nhất cũng với tộc họ. Những vị được thờ, nếu làm quan cho triều đình thì có treo bằng sắc; riêng quan võ còn thờ cả đồ binh khí mà sinh thời các vị vẫn dùng

Nhà Từ đường nào cũng có một số ngày tế tự thường niên, như: Ngày giỗ ông thủy tổ và ngày hiệp tế (giỗ chung cho hết thảy các vong linh của những người quá cố trong tộc họ).

Ðến ngày cúng tế, nhà Từ đường có hình thức lễ hội: trong sân có cắm nhiều cờ đuôi nheo, cờ lồng, treo băng, biểu ngữ (mang tên ngày tế tự) và cảnh con cháu nhộn nhịp tụ hội về. Rất nhiều người, nhất là các cụ bà, các cô gái, thường đội trên đầu lễ vật dâng cúng là những hương hoa trà quả… Khi tế tự có kèn trống, văn tế kể công nghiệp tổ tiên, các trình tự lễ lạy… Tất cả đặt dưới quyền điều hành của Chủ tế là tộc trưởng hoặc người cao niên nhất trong họ và vài người trung niên làm bồi tế. Kết thúc tế tự là lễ hóa vàng mã và bắt đầu tiệc ẩm thực. Người ngồi mâm cỗ nhà Từ đường luôn tuân theo tôn ti trật tự: Ông bà, bác, chú ngồi trên, con cháu ngồi dưới. Con cháu mà có học, có bằng cấp cũng được phép ngồi trên để làm gương hiếu học cho cả họ. Những ngày trong Tết Nguyên đán và các ngày sóc vọng hằng tháng, nhà Từ đường chu đáo hương khói và cúng kính. Người giữ việc hương khói cho Từ đường thường là một người trong tộc họ, có điều kiện hơn các người khác ở chỗ có nhà ở gần Từ đường.

TOP BÀI VIẾT

 HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN