Tìm hiểu về không gian làm việc và Layout trong Autocad

Quản lý bản vẽ và In ấn trong Autocad là một vấn đề khá “đau đầu” cho các bạn sinh viên lúc in ấn đồ án hay các bạn vừa mới đi làm. Tài liệu này sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách in ấn và quản lý bản vẽ với Layout. Mình xinh được trích một đoạn giới thiệu về Layout cũng như các ưu – Nhược điểm của layout trong tài liệu này để các bạn tham khảo trước.
 

Giới thiệu về không gian làm việc trong Autocad​


Trong Autocad, có nhiều cách để thể hiện một bản vẽ có nhiều tỷ lê. Thông thường thì có những cách sau đây:

Cách 1. Vẽ trên Model với tỉ lệ 1:1, sau đó dùng lệnh Scale để thu phóng hình vẽ theo các tỷ lệ mong muốn. Tạo các DIMSTYLE tương ứng với các tỷ lệ bằng cách nhập vào ô Scale Factor trong Tab Primary Units ở hộp thoại Dimension Style. Từ các kiểu Dim vừa tạo ta ghi kích thước cho bản vẽ ứng với các tỷ lệ khác nhau. Tạo khung bản vẽ theo khổ giấy định in, rồi sắp xếp các bản vẽ với các tỷ lệ hợp lý vào khung in. Cách này thông dụng và được nhiều ngƣời sử dụng.

Cách 2. Cách vẽ tương tự như Cách 1, tuy nhiên ở cách vẽ này ta không cần tạo nhiều DIMSTYLE, bằng cách sau khi ghi kích thước hoàn thiện bản vẽ, ta BLOCK bản vẽ lại rồi Scale bản vẽ lại theo tỷ lệ mong muốn. Cách này có nhiều nhược điểm và ít được sử dụng.

Cách 3. Vẽ trên Model và dùng LAYOUT để in và quản lý bản vẽ. Tài liệu này đi sâu và đề cập đến việc dùng Layout để thể hiện, in ấn và quản lý bản vẽ trong Autocad.
 

Tìm hiểu về Layout trong Autocad​


Ưu điểm của cách vẽ với LAYOUT:
Không bận tâm về tỷ lệ các chi tiết trong quá trình vẽ. Tất cả các chi tiết đều được vẽ với tỷ lệ 1:1
Không phải tạo ra nhiều DIMSTYLE khác nhau.
Vì tỷ lệ các bản vẽ luôn là 1:1 nên sẽ đơn giản trong vấn đề chỉnh sửa, đo vẽ cũng như tính toán khối lượng. Sẽ tiết kiệm thời gian.
Đảm bảo tuyệt đối chữ số kích thước có độ lớn bằng nhau trong bản vẽ
Thuận lợi trong việc bố trí các chi tiết, sắp xếp bố cục bản vẽ, chủ động trong việc lựa chọn tỷ lệ cho phù hợp với khổ giấy…
Tạo hình trích dẫn phóng to của chi tiết mà không cần vẽ lại và Scale chi tiết đó lên.
Không phải lo bản vẽ in ra không đúng tỷ lệ. Đây là điều rất quan trọng
Trong Layout có thể thể hiện hình vẽ 3D và 2D trên cùng một tờ giấy.
Khi sử dụng layout, ngƣời sử dụng sẽ có cách in và quản lý bản vẽ chuyên nghiệp hơn thông qua Sheetset Manager.

Nhược điểm của cách vẽ với LAYOUT:
Bản vẽ dùng layout khá nặng khi có quá nhiều Viewport
Với mỗi tỷ lệ khác nhau thì text height cũng sẽ phải thay đổi cho phù hợp với tỷ lệ. Điều này nhiều khi sẽ gây mất thời gian nếu phải thay đổi tỷ lệ hoặc có quá nhiều tỷ lệ trong bản vẽ.
Không cop đƣợc 1 khung bản vẽ sang Power Point (bằng lệnh Ctrl+C)
Khi sắp xếp bản vẽ và chi tiết trong Model không hợp lý có thể sẽ khó tìm bản vẽ nếu file có quá nhiều bản vẽ. Tuy nhiên nhược điểm trên có thể khắc phục dễ dàng khi ngƣời vẽ chủ động bố trí sắp xếp bố cục bản vẽ trong model một cách hợp lý, khoa học, khi đó sẽ giảm bớt được tối đa số Viewport đồng thời quản lý bản vẽ được dễ dàng.

TOP BÀI VIẾT

 HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN