Mái nhà là một thành phần quan trọng của kiến trúc ngôi nhà. Khi bạn đang cân nhắc xây dựng mái nhà cho ngôi nhà của mình, bạn có thể phải lựa chọn giữa mái Nhật và mái Thái. Hai loại mái này có những đặc điểm riêng biệt và ảnh hưởng đến chi phí xây dựng và bảo trì. Trong bài viết này, chúng ta sẽ so sánh chi phí mái nhật và mái thái để giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất với nhu cầu, sở thích và ngân sách cho ngôi nhà của mình.
1. Phân biệt nhà mái Nhật và nhà mái Thái
Trước khi so sánh chi phí xây nhà mái Nhật và chi phí xây nhà mái Thái, trước tiên các gia chủ cần nắm rõ khái niệm và cách phân biệt 2 kiểu nhà này.
1.1. Về khái niệm và nguồn gốc
Nhà mái Nhật
Nhà mái nhật là loại nhà có mái được lợp bằng ngói, có độ dốc nhỏ, thường từ 10-20 độ. Mái nhật thường có hình bánh ú, chữ nhật hoặc tam giác đều, với phần mái được chia thành nhiều lớp xếp chồng lên nhau.
Nhà mái Nhật kế thừa những nét kiến trúc của nhà truyền thống Nhật Bản
Nhà mái Thái
Mái thái là kiểu mái nhà có độ dốc tương đối lớn, thường từ 30-45 độ. Mái thái có nguồn gốc từ Thái Lan và được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1990. Mẫu nhà đẹp có kiểu mái này được ưa chuộng bởi vẻ đẹp sang trọng, hiện đại và phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam.
Kiến trúc nhà mái Thái được ứng dụng khá phổ biến tại Việt Nam
1.2. Những điểm khác biệt giữa mái Nhật và mái Thái
Ngoài đặc điểm chung duy nhất của hai loại mái này là sử dụng ngói dán và có độ dốc thì mái Nhật và mái Thái có những sự khác biệt như sau:
- Mái Thái có độ dốc lớn hơn mái Nhật, nếu như mái Thái được thiết kế chóp nhọn thì mái Nhật có độ bằng tương đối ở trên đỉnh chóp.
- Mái ngói dốc Nhật cũng có dạng gần giống với kiểu mái Thái như những mẫu nhà biệt thự mái Thái ở nước ta, nhưng độ dốc của những mái nhà kiểu Nhật thấp hơn nhiều so với mái Thái, thường là nhỏ hơn <40% độ dốc đủ để thoát được nước mưa và tạo một khuôn mái cân bằng đồng đều đẹp.
1.3. Nhà mái Nhật và nhà mái Thái có ưu điểm nào nổi bật?
Mái Nhật còn được gọi là mái lùn vì độ dốc mái nhẹ, mở rộng ra các hướng khác nhau, có thiết kế chồng lớp. Nhà mái Nhật được phân thành 2 loại:
- Mái ngói dốc: Độ dốc gần tương tự như mái Thái nhưng độ dốc nhỏ hơn, phát triển ra nhiều hướng, bao gồm những mái nhỏ giao mái lớn, xếp chồng lớp lên nhau, tạo cảm giác lượn sóng, bắt mắt.
- Mái ngói bằng: Không phải là mái đổ bằng vuông vắn như những mẫu biệt thự hiện đại mà là một sự phá cách nhỏ trong thiết kế hình khối mái: được đổ rộng và dài ra bốn góc nhằm tránh nắng, mưa hắt vào trong nhà. Kiểu mái này thể hiện được sự trẻ trung, tối giản nên được các gia đình trẻ rất ưa chuộng.
Mái ngói kiểu Nhật là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách mái Thái và mái ngói dốc châu Âu cổ điển. Sự khéo léo trong việc dung hòa giữa hai nền kiến trúc phương Đông và phương Tây mang đến một cảm giác mới lạ, độc đáo, tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho tổng thể ngôi nhà.
Thiết kế mái Nhật mang đến diện mạo mới mẻ, ấn tượng cho nhà ở
Trong khi đó, nhà mái Thái có tính năng tản nhiệt chống nóng, do có độ dốc vừa phải nên khi có nước mưa rơi xuống nhanh chóng thoát nước tự nhiên, không bị ứ đọng trên mái. Đồng thời, nó cũng bảo vệ ngôi nhà khỏi thấm dột, ngấm nước. Gia tăng tuổi đời của phần mái nhà.
2. So sánh chi phí xây nhà mái Nhật và chi phí xây nhà mái Thái
Chi phí xây nhà mái Thái sẽ cao hơn so với chi phí xây nhà mái Nhật nếu lựa chọn cùng phong cách kiến trúc và cùng diện tích kích thước nhà. Bởi nhà mái Thái tốn thêm chi phí đổ bê tông mái dốc so với những mẫu nhà mái Nhật.
Dưới đây là bảng dự trù chi phí xây nhà mái Nhật và chi phí xây nhà mái Thái 2 tầng với cùng diện tích là 100m2:
Bảng khái toán vật tư và chi phí xây nhà mái Nhật hiện đại 2 tầng, diện tích 100m2
Bảng khái toán chi phí xây nhà mái Thái hiện đại 2 tầng, diện tích 100m2
Trường hợp đổ bê tông mái bằng và mái dốc, chi phí khoảng là: 1.566.400.000 đồng
Lưu ý:
- Thông số khối lượng tính toán trên chỉ mang tính tham khảo.
- Đơn giá vật tư ở mức hoàn thiện cơ bản trung bình.
- Đơn giá trên là đơn giá chủ đầu tư trực tiếp thi công.
- Chi phí khác: Đào móng, lấp móng, ép cọc, phát sinh thi công… bằng 10-15% chi phí tổng.
Trên đây là thông tin tham khảo về chi phí xây nhà mái Nhật và chi phí xây nhà mái Thái. Với nhà mái Thái xây dựng với khối lượng hoàn hiện hệ thống mái dốc hơn, đổ bê tông mái chéo nên sẽ tốn nhiều vật tư và chi phí hơn so với kiểu nhà mái Nhật.
Tuy nhiên chi phí xây nhà mái Thái và chi phí xây nhà mái Nhật khác nhau không đáng kể, gia chủ có thể tùy thuộc vào kinh tế và khoản đầu tư của gia đình mình để quyết định lựa chọn nên xây nhà mái nhật hay nhà mái thái.