Cách tính nhân công 2012

- Việc tính dự toán là DỰ TRÙ TRƯỚC SỐ TIỀN CHỦ ĐẦU TƯ TRẢ CHO NHÀ THẦU Ở THÌ TƯƠNG LAI. Mà tương lai là nhà thầu sẽ chi thật theo giá thị trường. Ở đây là thuê và trả tiền công cho công nhân theo đúng giá trị trường. Mà giá thị trường là do cung cầu quyết định. Nó tăng hay giảm là tùy vào CUNG CẦU.  

==> Khẳng định: muốn tính dự toán chuẩn nhất (cho phần nhân công) là phải đoán được trong tương lai giá nhân công thị trường lúc thi công sẽ là bao nhiêu. 

Nhưng khổ nỗi khi lập dự toán: đố ai đoán biết được giá nhân công sắp tới sẽ như thế nào. Trong khi đó, các nhà tư vấn lại không có số liệu thống kê giá nhân công và chỉ số giá nhân công ở thì quá khứ. Do đó k có số liệu để dự tính tương lai. Bởi vậy cho đến thời điểm này, để tính được giá nhân công đúng nghĩa thị trường như giá VLXD là NHIỆM VỤ BẤT KHẢ THI.

Vậy là anh chị em XD chúng ta đành dựa vào cái phao duy nhất đó là dựa vào các quy định tính lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng để tính ra đơn giá nhân công. Điều trớ trêu thay: là ai cũng biết rất rõ phương pháp tính này nó chẳng phản ánh đúng 1 kilogam nào về giá nhân công thực tế của thị trường. Nó chỉ đơn thuần là tính lương trên giấy. Như người ngồi đáy giếng mà vẽ được cả thế giới hiện tại vậy đó.
Tuy nhiên, cái tâm lý: dù gì cũng được tính theo quy định của nhà nước nên khỏi phải ai cãi nhau. Họ bám víu vào cái gọi là: nhà nước hướng dẫn vậy thì cứ tính. Phản ánh đúng hay k đúng giá nhân công thị trường thì MAC KE NO.

Do đó, chủ đề này chúng ta sẽ đi sâu vào phương pháp tính giá nhân công trong dự toán xây dựng như bạn tatylic đã nêu.

TRước hết hãy cập nhật thông tin:

Từ 1/10, lương tối thiểu vùng tăng lên 1,4 triệu đến 2 triệu đồng/tháng


 Từ ngày 1/10/2011 đến hết ngày 31/12/2012 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 1.400.000 đến 2.000.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. 


Chính phủ vừa ban hành Nghị định 70/2011/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động (gọi chung là DN). 

ghị định này quy định chung mức lương tối thiểu vùng đối với cả DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Mức lương tối thiểu sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/10 tới đây chia thành 4 vùng I, II, III, IV. Cụ thể như sau:

Vùng 
 

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1/10/2011 - 31/12/2012

Mức lương tối thiểu vùng đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay (theo Nghị định107/2010/NĐ-CP)

Mức lương tối thiểu vùng đối với DN trong nước hiện nay (theoNghị định 108/2010/NĐ-CP)

I

2.000.000 đồng/tháng

1.550.000 đồng/tháng

1.350.000 đồng/tháng

II

1.780.000 đồng/tháng

1.350.000 đồng/tháng

1.200.000 đồng/tháng

III

1.550.000 đồng/tháng

1.170.000 đồng/tháng

1.050.000 đồng/tháng

IV

1.400.000 đồng/tháng

1.100.000 đồng/tháng

830.000 đồng/tháng

Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng từ 300.000 - 650.000 đồng/tháng.  Khuyến khích trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng Nghị định nêu rõ, mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để DN và người lao động thỏa thuận tiền lương trả cho người lao động. Mức lương này được dùng làm căn cứ để xây dựng các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác do DN xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định.

Căn cứ mức lương tối thiểu vùng nói trên, DN điều chỉnh lại các mức lương trong thang lương, bảng lương do DN xây dựng và ban hành, tiền lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp với các thỏa thuận và quy định của pháp luật lao động.

Khuyến khích các DN trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng.

Cũng theo Nghị định này, mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do DN tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Nhà nước khuyến khích DN tổ chức ăn giữa ca cho người lao động. Mức tiền ăn giữa ca do DN, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời và người lao động thỏa thuận, để bảo đảm chất lượng bữa ăn giữa ca cho người lao động.

 

TOP BÀI VIẾT

 HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN