Chương 1: giới thiệu về công trình:
1.1. Tên công trình : Chung cư Sunrise
Địa điểm: Khu đô thị mới Mỹ Đình- Hà Nội
1.2. Giới thiệu chung:
Hiện nay, công trình kiến trúc cao tầng đang được xây dựng khá phổ biến ở
Việt Nam với chức năng phong phú: Nhà ở, nhà làm việc, văn phòng, khách sạn,
ngân hàng, trung tâm thương mại. Những công trình này đã giải quyết được phần
nào nhu cầu nhà ở cho người dân cũng như nhu cầu cao về sử dụng mặt bằng xây
dựng trong nội thành trong khi quỹ đất ở các thành phố lớn của nước ta vốn hết sức
chật hẹp.
Nhằm mục đích phục vụ nhu cầu nhà ở của người dần thành phố Hà Nội ngày
một tăng công trình được xây dựng tại khu đô thị mới Xuân La nằm ở phía Tây Bắc
của thành phố. Do đó, kiến trúc công trình đòi hỏi không những đáp ứng được đầy
đủ các công năng sử dụng mà còn phù hợp với kiến trúc tổng thể khu đô thị nơi xây
dựng công trình và phù hợp với qui hoạch chung của thành phố.
Xét về mặt địa lý, đây là một vị trí rất đẹp dành cho các khu đô thị mới. Mặt
khác, Khu đô thị mới Mỹ Đình là khu đô thị mới chủ yếu dành cho người có thu
nhập trung bình
Theo dự án, công trình là nhà thuộc loại cao tầng trong khu vực, làm siêu thị và
cho các hộ gia đình có thu nhập trung bình mua hoặc thuê gồm 12 tầng:
Toàn bộ lô đất có dạng hình chữ nhật, diện tích khoảng 3400 m2.
- Tầng hầm là điểm trông giữ xe cho phục vụ cho các hộ gia đình trong toà
nhà và khách đến mua hàng trong siêu thị
- Tầng 1 gồm sảnh và các ki-ốt bán hàng siêu thị. Diện tích tầng 1: 1062m2,
diện tích mái sảnh tầng 1: 347m2
- Các tầng từ tầng 2 đến tầng 11 mỗi tầng gồm 8 căn hộ khép kín. Trong một
tầng có 3 loại căn hộ( Căn hộ loại B1, B2 và B3). Mỗi căn hộ loại B1 có một phòng
khách + ăn, 3 phòng ngủ, một bếp nấu và 3 phòng vệ sinh. Diện tích căn hộ loại B1
là: 98m2, Mỗi căn hộ loại B2 có một phòng khách + ăn, 3 phòng ngủ, một bếp nấu
và 3 phòng vệ sinh. Diện tích căn hộ loại B2 là: 82m2, căn hộ B3 có một phòng
khách ,một bếp nấu +ăn , 3 phòng ngủ và 2 phòng vệ sinh. Diện tích căn hộ loại B3
là 80m2
Diện tích tầng điển hình: 715m2.
- Tầng mái gồm hệ thống kỹ thuật và tum thang máy
- Về cấp công trình có thể xếp công trình vào loại “ nhà nhiều tầng loại I ”
(cao dưới 50m).
1.3 Địa điểm xây dựng:
Khu đô thị mới Mĩ Đình Hà Nội
+ Bắc, Đông và Nam giáp đường nội bộ khu vực.
+ Tây giáp công trình khác.
chương 2: các giải pháp kiến trúc của công trình:
2.1. Giải pháp mặt bằng.
Việc thiết kế tầng một có mặt bằng vuông và rộng hơn tầng điển hình về mặt
kết cấu tạo một chân đế vững chắc cho một khối nhà cao tầng, đồng thời tạo sự
vươn lên mạnh mẽ cho công trình, làm đẹp thêm cho bộ mặt của khu đô thị.
Các tầng từ tầng 2 đến tầng 11 có mặt bằng bố trí tương đối đối xứng qua tâm
nhà, đồng thời có các khối nhô ra hoặc thụt vào vừa phá đi sự đơn điệu trong kiến
trúc vừa tạo điều kiện thuận lợi cho thông gió chiếu sáng.
- Mặt bằng của công trình là 1 đơn nguyên liền khối đối xứng, mặt bẵng hình
chữ nhật tăng diện tích tiếp xúc của nhà với thiên nhiên .
- Công trình gồm 11tầng và một tầng hầm và 1 tầng mái :
+ Tầng hầm gồm: sảnh dẫn lối vào, các phòng bảo vệ và quản lý, phòng để xe
ôtô, xe máy.
+ Tầng 1gồm: sảnh dẫn lối vào, và khu vực siêu thị
+ Tầng 2 đến tầng 11 là các tầng dùng để ở, mỗi tầng gồm 8 căn hộ (các loại
căn hộ đã trình bày ở trên )
Sàn các phòng ở được lát gạch Vigracera, trần bả lăn sơn, ở những nơi có
đường ống kỹ thuật dùng trần nhôm để che, sàn các phòng kỹ thuật dùng sơn chống
bụi
+ Trên cùng gồm tum thang máy, hộp kỹ thuật và hệ mái tôn chống nóng,
cách nhiệt và 2 bể nước mái
Mỗi tầng có một phòng thu gom rác thải từ trên tầng xuống.
- Đảm bảo giao thông theo phương đứng bố trí khu thang máy gồm 3 thang và
thang bộ giữa nhà, đồng thời đảm bảo việc di chuyển người khi có hoả hoạn sảy ra
công trình bố trí thêm cầu thang bộ cuối hành lang.
2.2. Giải pháp mặt đứng.
- Mặt đứng thể hiện phần kiến trúc bên ngoài của công trình, góp phần để tạo
thành quần thể kiến trúc, quyết định đến nhịp điệu kiến trúc của toàn bộ khu vực
kiến trúc. Mặt đứng của công trình được trang trí trang nhã, hiện đại với hệ thống
của kính khung nhôm tại các căn phòng làm việc. Với các căn hộ có hệ thống
không gian và của sổ mở ra không gian rộng tạo cảm giác thoải mái làm tăng tiện
nghi tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Giữa căn hộ và các phòng trong
một căn hộ được ngăn chia bởi tường xây, trát vữa ximăng hai mặt và lăn sơn 3
nước theo chỉ dẫn kỹ thuật.
- Hình thức kiến trúc của công trình mạch lạc, rõ ràng. Công trình bố cục chặt
chẽ và quy mô phù hợp chức năng sử dụng góp phần tham gia vào kiến trúc chung
của toàn khu đô thị. Các phòng đều có ban công nhô ra phía ngoài, các ban công
này đều thẳng hàng theo tầng tạo nhịp điệu theo phương đứng.
2.3. Giải pháp cung cấp điện.
- Dùng nguồn điện được cung cấp từ thành phố, công trình có trạm biến áp
riêng, ngoài ra còn có máy phát điện dự phòng.
- Hệ thống chiếu sáng đảm bảo độ rọi từ 20 40 lux. Đặc biệt là đối với hành
lang giữa cần phải chiếu sáng cả ban đêm và ban ngày để đảm bảo giao thông cho
việc đi lại. Toàn bộ các căn hộ đều có đường điện ngầm và bảng điện riêng. Đối với
các phòng có thêm yêu cầu chiếu sáng đặc biệt thì được trang bị các thiết bị chiếu
sáng cấp cao.
- Trong công trình các thiết bị cần thiết phải sử dụng đến điện năng:
+ Các loại bóng đèn: Đèn huỳnh quang, đèn sợi tóc, đèn đọc sách, đèn ngủ.
+ Các loại quạt trần, quạt treo tường, quạt thông gió.
+ Máy điều hoà cho một số phòng.
- Các bảng điện, ổ cắm, công tắc được bố trí ở những nơi thuận tiện, an toàn cho
người sử dụng, phòng tránh hoả hoạn trong quá trình sử dụng.
Phương thức cấp điện
- Toàn công trình cần được bố trí một buồng phân phối điện ở vị trí thuận lợi cho
việc đặt cáp điện ngoài vào và cáp điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện bên
trong công trình. Buồng phân phối này được bố trí ở phòng kỹ thuật.
- Từ trạm biến thế ngoài công trình cấp điện cho buồng phân phối trong công
trình bằng cáp điện ngầm dưới đất. Từ buồng phân phối điện đến các tủ điện các
tầng, các thiết bị phụ tải dùng cáp điện đặt ngầm trong tường hoặc trong sàn.
- Trong buồng phân phối, bố trí các tủ điện phân phối riêng cho từng tầng của
công trình, như vậy để dễ quản lí, theo dõi sự sử dụng điện trong công trình.
- Bố trí một tủ điện chung cho các thiết bị, phụ tải như: trạm bơm, điện cứu hoả
tự động, thang máy.
- Dùng Aptomat để khống chế và bảo vệ cho từng đường dây, từng khu vực, từng
phòng sử dụng điện.
2.4. Hệ thống chống sét và nối đất.
- Hệ thống chống sét gồm: kim thu lôi, hệ thống dây thu lôi, hệ thống dây dẫn
bằng thép, cọc nối đất, tất cả được thiết kế theo đúng qui phạm hiện hành.
- Toàn bộ trạm biến thế, tủ điện, thiết bị dùng điện đặt cố định đều phải có hệ
thống nối đất an toàn, hình thức tiếp đất : dùng thanh thép kết hợp với cọc tiếp đất.
2.5. Giải pháp cấp, thoát nước.
a, Cấp nước:
- Nguồn nước: Nước cung cấp cho công trình được lấy từ nguồn nước thành phố.
- Cấp nước bên trong công trình.
Theo qui mô và tính chất của công trình, nhu cầu sử dụng nước như sau:
+ Nước dùng cho sinh hoạt, giặt giũ;
+ Nước dùng cho phòng cháy, cứu hoả;
+ Nước dùng cho điều hoà không khí.
Để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước cho toàn công trình, yêu cầu cần có 1 bể
chứa nước 350 m3.
Giải pháp cấp nước bên trong công trình:
Sơ đồ phân phối nước được thiết kế theo tính chất và điều kiện kĩ thuật của nhà
cao tầng, hệ thống cấp nước có thể phân vùng tương ứng cho các khối. Đối với hệ
thống cấp nước có thiết kế, tính toán các vị trí đặt bể chứa nước, két nước, trạm bơm
trung chuyển để cấp nước đầy đủ cho toàn công trình.
b, Thoát nước bẩn.
- Nước từ bể tự hoại, nước thải sinh hoạt, được dẫn qua hệ thống đường ống thoát
nước cùng với nước mưa đổ vào hệ thống thoát nước có sẵn của khu vực.
- Lưu lượng thoát nước bẩn: 40 l/s.
- Hệ thống thoát nước trên mái, yêu cầu đảm bảo thoát nước nhanh, không bị tắc
nghẽn.
- Bên trong công trình, hệ thống thoát nước bẩn được bố trí qua tất cả các phòng,
là những ống nhựa đứng có hộp che.
c, Vật liệu chính của hệ thống cấp, thoát nước.
- Cấp nước: Đặt một trạm bơm nước ở tầng hầm, trạm bơm có 2-3 máy bơm đủ
đảm bảo cung cấp nước thường xuyên cho các phòng, các tầng.
Những ống cấp nước: dùng ống sắt tráng kẽm có D = (15- 50) mm, nếu những
ống có đường kính lớn hơn 50mm, dùng ống PVC áp lực cao.
- Thoát nước: Để dễ dàng thoát nước bẩn, dùng ống nhựa PVC có đường kính
110 mm hoặc lớn hơn, đối với những ống đi dưới đất dùng ống bê tông hoặc ống
sành chịu áp lực.
Thiết bị vệ sinh tuỳ theo điều kiện mà áp dụng các trang thiết bị cho phù hợp, có
thể sử dụng thiết bị ngoại hoặc nội có chất lượng tốt, tính năng cao.
2.6. Giải pháp thông gió, cấp nhiệt.
- Công trình được đảm bảo thông gió tự nhiên nhờ hệ thống hành lang,mỗi căn
hộ đều có ban công, cửa sổ có kích thước, vị trí hợp lí.
- Công trình có hệ thống quạt đẩy, quạt trần, để điều tiết nhiệt độ và khí hậu đảm
bảo yêu cầu thông thoáng cho làm việc, nghỉ ngơi.
- Tại các buồng vệ sinh có hệ thống quạt thông gió.
2.7. Giải pháp phòng cháy, chữa cháy.
Giải pháp phòng cháy, chữa cháy phải tuân theo tiêu chuẩn phòng cháy- chữa
cháy cho nhà cao tầng của Việt Nam hiện hành. Hệ thống phòng cháy- chữa cháy
phải được trang bị các thiết bị sau:
- Hộp đựng ống mềm và vòi phun nước được bố trí ở các vị trí thích hợp của từng
tầng.
- Máy bơm nước chữa cháy được đặt ở tầng kĩ thuật.
- Bể chứa nước chữa cháy.
- Hệ thống chống cháy tự động bằng hoá chất.
- Hệ thống báo cháy gồm : đầu báo khói, hệ thống báo động.
2.8. Hệ thống giao thông cho công trình.
- Là phương tiện giao thông theo phương đứng của toàn công trình. Công trình có 3
thang máy dân dụng và 3 thang bộ tại giữa nhà.
- Đồng thời để đảm bảo an toàn khi có hoả hoạn xảy ra và đề phòng thang máy bị
hỏng hóc công trình được bố trí thêm 3 thang bộ.
Pass: hoasimtim29
Nguồn: Filethietke.vn